Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tín hiệu thầm lặng cảnh báo sức khỏe phụ nữ

Các dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu nhận biết nhiều căn bệnh nguy hiểm ở phụ nữ.

Màu sắc kinh nguyệt thay đổi có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa. Ảnh: Freepik.

Kinh nguyệt thường thay đổi màu sắc trong suốt chu kỳ. Những sự thay đổi này thường liên quan đến thời điểm trong chu kỳ và quá trình oxy hóa của máu. Trong một số trường hợp, màu sắc kinh nguyệt còn có thể phản ánh sức khỏe của chị em phụ nữ.

Màu nâu

Theo Healthline, kinh nguyệt có màu nâu thường là máu cũ đã bị oxy hóa, dẫn đến thay đổi màu sắc. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

- Bắt đầu hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt: Tốc độ máu chảy chậm hơn vào đầu hoặc cuối kỳ kinh, do đó, máu có nhiều thời gian bị oxy hóa trước khi ra khỏi cơ thể. Đôi khi, máu nâu có thể là máu sót lại từ kỳ kinh trước.

- Mang thai: Máu màu nâu còn có thể là dấu hiệu của thai đang làm tổ, xảy ra khoảng 10-14 ngày sau khi thụ thai. Dấu hiệu kèm theo có thể bao gồm: đau nhẹ, sưng ngực, buồn nôn, hoặc nôn.

- Ra máu sau sinh (Lochia): Lochia là hiện tượng ra máu sau sinh, kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Máu ban đầu thường đỏ tươi, sau đó chuyển sang màu hồng hoặc nâu vào ngày thứ tư.

- Tiền mãn kinh: Biến động nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng đến kỳ kinh, làm thay đổi tần suất, kết cấu và màu sắc máu. Triệu chứng thường gặp khác là bốc hỏa, khô âm đạo, rối loạn giấc ngủ. Giai đoạn này thường bắt đầu ở độ tuổi 30 hoặc 40, với mãn kinh trung bình ở tuổi 51.

- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): PCOS có thể ngăn cản quá trình rụng trứng, làm nội mạc tử cung tích tụ nhưng không được đào thải đúng cách, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt nhẹ, bỏ kỳ, hoặc máu nâu giữa chu kỳ.

Màu đen

Máu màu đen có thể xuất hiện vào đầu hoặc cuối kỳ kinh nguyệt. Màu sắc này thường là dấu hiệu của máu cũ hoặc máu mất nhiều thời gian hơn để thoát ra khỏi tử cung, dẫn đến quá trình oxy hóa, ban đầu chuyển sang màu nâu hoặc đỏ sẫm, và cuối cùng trở thành màu đen, theo Medical News Today.

Tuy nhiên, kinh nguyệt có màu đen đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của sự tắc nghẽn trong âm đạo. Các triệu chứng khác đi kèm với tắc nghẽn âm đạo bao gồm:

  • Dịch tiết có mùi hôi
  • Sốt
  • Khó tiểu tiện
  • Ngứa hoặc sưng trong hoặc xung quanh âm đạo
kinh nguyet anh 1

Quan sát những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt giúp chị em phát hiện sớm những bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe bất thường. Ảnh: Pexels.

Màu đỏ sẫm

Kinh nguyệt đỏ sẫm có thể xuất hiện trong một số tình huống nhất định, thường là do:

- Tư thế nằm hoặc ngồi lâu: Khi bạn nằm hoặc ngồi trong thời gian dài, máu có thể đọng lại trong tử cung. Tuy nhiên, máu không bị giữ đủ lâu để oxy hóa hoàn toàn và chuyển thành đỏ.

- Cuối chu kỳ kinh nguyệt: Máu đỏ sẫm thường xuất hiện ở cuối kỳ kinh khi lượng máu chảy giảm đi.

- Lochia (sau sinh): Trong vài ngày đầu sau sinh, máu chảy ra thường nặng và có màu đỏ sẫm trước khi chuyển sang màu tối hơn.

Đỏ tươi

Đây thường là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt mới, tuy nhiên, nó cũng có thể liên quan đến một số vấn đề khác:

- Nhiễm trùng: Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) như chlamydia hoặc lậu có thể gây chảy máu màu đỏ tươi giữa chu kỳ. Triệu chứng kèm theo:

  • Khí hư có mùi hôi
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Các bệnh nhiễm trùng như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nấm cũng có thể gây kích ứng và chảy máu.

- Polyp hoặc u xơ tử cung: Đây là các khối u lành tính trong tử cung, có thể gây ra lượng kinh nguyệt nặng, đau vùng chậu hoặc áp lực trong bụng. Máu do polyp hoặc u xơ tử cung thường có màu đỏ tươi.

- Adenomyosis: Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mà lớp nội mạc tử cung phát triển vào mô cơ tử cung, gây ra các kỳ kinh nặng và đau đớn, cũng như đau vùng chậu kéo dài và đau khi quan hệ tình dục. Trong trường hợp này, máu cũng sẽ có màu đỏ tươi.

Màu hồng

Theo Every Well Health, kinh nguyệt màu hồng thường xuất hiện ở đầu hoặc cuối chu kỳ, xảy ra khi máu được pha loãng bởi dịch cổ tử cung. Trong một số trường hợp, các chị em có thể thấy những giọt máu hồng nhỏ giọt vào giữa chu kỳ. Điều này có thể liên quan đến các yếu tố sau:

  • Giảm estrogen
  • Giảm cân
  • Thiếu máu
  • Thay đổi nội tiết tố

Để khiến chúng ta nỗ lực hơn khi tìm kiếm, học tập, và đạt được tiến bộ, mức dopamine tăng lên trước và trong quá trình những hoạt động này diễn ra, rồi giảm xuống dưới mức cơ sở trước đó. Cuốn sách Cho đời nhẹ lên cao - Giải mã sáu hormone hạnh phúc hướng dẫn cách sử dụng sáu hormone quan trọng được sản xuất tự nhiên trong cơ thể để tạo ra công thức độc đáo làm thay đổi cuộc sống của bạn

Đi tiểu có dấu hiệu này cần nghĩ ngay đến suy thận

Tổn thương thận cấp là một trong những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh.

Một số thành phần trị tàn nhang hiệu quả

Tàn nhang thường vô hại nhưng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt là khi xuất hiện ở mặt. Vậy làm thế nào để trị tàn nhang?

Ca sởi ở TP.HCM tiếp tục tăng, thêm 1 trẻ tử vong

Số ca mắc sởi TP.HCM tiếp tục gia tăng ở nhóm trẻ 10-14 tuổi và từ 6 tháng tuổi đến 9 tháng tuổi.

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm