Ayumi Miyazaki đã thử qua nhiều phương pháp hẹn hò, từ những bữa tiệc dành cho người độc thân đến “quẹt phải, quẹt trái” trên Tinder, nhưng dường như không có gì khiến nữ kiến trúc sư 37 tuổi này cảm thấy hứng thú.
Thế nhưng, vào năm 2017, Miyazaki quyết định trao hy vọng của mình cho khoa học, nhờ thí nghiệm ADN chọn giúp cô người bạn đời lý tưởng.
Gene Partner, dịch vụ mai mối dựa trên phân tích ADN ra đời tại Nhật Bản tuyên bố có thể ghép đôi hai người phù hợp dựa trên khả năng tương thích giữa họ.
Chỉ với chút nước bọt và một lần xét nghiệm, cô đã tìm được “nửa kia” của mình là Shun Orihara (34 tuổi) và đính hôn 2 năm sau đó. Toàn bộ chi phí cho dịch vụ ghép đôi này khoảng 36.000 yen (330 USD).
Sau khi xử lý thông tin, các công ty mai mối tổ chức một buổi gặp mặt để khách hàng có thể trò chuyện với nhau. Ảnh: Gene Future. |
Sự lên ngôi của các dịch vụ mai mối khoa học
Ở các nước châu Á, điển hình là Singapore, các dịch vụ ghép đôi ADN dần xuất hiện.
Mặc dù không có số liệu chính xác chỉ ra quy mô của loại hình mai mối này, theo báo cáo của Thị trường nghiên cứu tương lai (MRF), riêng ngành công nghiệp xét nghiệm di truyền ở châu Á Thái Bình Dương đã thu về 1,32 tỷ USD vào năm ngoái và dự đoán sẽ đạt 2,48 tỷ USD vào năm 2024.
Với giá 19.800 yen (khoảng 182 USD) cho mỗi bài kiểm tra và phân tích, Gene Future, một công ty mai mối khác của Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo và Kyoto cũng cung cấp dịch vụ thử nghiệm dựa trên kháng nguyên bạch cầu người (HLA).
Kiyotaka Sugihara, giám đốc điều hành của công ty, nói rằng công ty ông đã thử nghiệm ADN của hơn 900 người độc thân, nhưng cho biết thêm các yếu tố ngoài ADN cũng quan trọng trong quyết định ghép đôi của họ.
“Xét nghiệm ADN dựa trên cấu trúc sinh học, nhưng khả năng tương thích đa số phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội khác. Mặc dù vậy, tôi nghĩ rằng hình thức ghép đôi này vô cùng hữu ích trong việc giúp mọi người có lựa chọn đúng đắn và dễ dàng hơn”, ông nói.
Tại Genemate, một dịch vụ tương tự có trụ sở tại Singapore, người đăng ký phải trả 280 USD và gửi nước bọt của họ vào ống để xét nghiệm.
Theo Roger Poon, đồng sáng lập của công ty, phòng thí nghiệm của họ phân tích từng gen HLA riêng lẻ và xếp chúng thành 8 nhóm. Sau đó, họ kết hợp một người của nhóm này với một người của nhóm khác theo những quy luật nhất định.
Theo các chuyên gia, nếu chỉ căn cứ vào bài kiểm tra ADN, chưa thể xác định người đối diện có phải là "nửa kia" phù hợp với mình hay không. Ảnh: Gene Future. |
Kết quả có xứng đáng với chi phí?
“Gene Partner giới thiệu cho tôi hai người đàn ông, và dựa trên kết quả ADN thu thập, chỉ có một người là phù hợp. Người ấy cũng chính là hôn phu hiện tại của tôi”, Miyazaki chia sẻ.
Kể từ khi ra mắt dịch vụ vào năm 2015, Chieko Date, CEO của Gene Partner, cho biết công ty cô đã ghép đôi thành công 18 cặp vợ chồng. Những cuộc hôn nhân bền vững của khách hàng cũng chính là mục tiêu mà cô hướng tới.
Nhiều công ty tuyên bố có thể tìm ra người phù hợp cho khách hàng dựa trên các nguyên tắc khoa học. Nhưng theo Brian Chung, giáo sư lâm sàng Khoa nhi và vị thành niên của Đại học Hong Kong, còn quá sớm để kết luận rằng công nghệ này có thể xác định đúng một cặp “trời sinh”.
Chung nói thêm rằng không chỉ bài kiểm tra ADN, mà thói quen, tính cách được biểu hiện trong quá trình hẹn hò cũng là những yếu tố quan trọng đi đến hôn nhân.
Theo chia sẻ của Chieko Date, cô nói: “Một khách hàng đã trải nghiệm Gene Partner, sau đó kết hôn và có đứa con gái 5 tuổi. Tuy nhiên, trong suốt cuộc hôn nhân, anh luôn cảm thấy không thể hòa nhập được với vợ và quyết định chia tay sau đó”.
Ghép đôi, tìm hiểu, cưới, rồi sao nữa?
Ở một số quốc gia có tỷ lệ sinh giảm qua từng năm như Nhật Bản và Singapore, với 1,42 và 1,114 vào năm 2018, thấp hơn tỷ lệ cần thiết là 2,1 để duy trì dân số, các công ty mai mối này nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ.
Poon cho biết bộ phận Kế hoạch hóa gia đình của Singapore thuộc Mạng lưới phát triển xã hội (SDN) đã giới thiệu với công ty ông một vài khách hàng tiềm năng.
Mặc dù dịch vụ ghép đôi này được Chính phủ rất ủng hộ, nhiều người e rằng điều đó vẫn không thể kéo tỷ lệ sinh sản ở Singapore và Nhật Bản đi lên. Ảnh: AP. |
“Hiện công ty tôi đã liên lạc với 3 người trong số đó và có 2 người đồng ý tham gia sự kiện gặp mặt vào tháng 11 và 12 sắp tới”, ông nói.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chính sách địa phương không chắc chắn những người độc thân Singapore sẵn sàng tham gia những chương trình như vậy.
Mặc dù SDN đã cố gắng để họ có thể tiếp nhận dịch vụ này, thành công đạt được vẫn khá hạn chế.
Kelvin Seah, giảng viên kinh tế và nghiên cứu khoa học xã hội của Đại học Quốc gia Singapore, nói: “Tôi không nghĩ Singapore là đất nước mà người ta sẽ cởi mở tham gia một chương trình hay dịch vụ mai mối như những quốc gia châu Á khác”.
Anh cho biết lý do chủ yếu là vì đa số người Singapore rất độc lập, họ sẽ cảm thấy ngượng ngùng và phiền phức khi bắt đầu cuộc hẹn hò một cách gượng ép như vậy.
Theo truyền thông Nhật Bản, kể từ năm 2017, chính quyền nước này thường xuyên tổ chức các sự kiện mai mối cho người độc thân ở địa phương.
Mặt khác, Kumiko Kawashima, giảng viên về giới tính và xã hội học tại Đại học Macquarie (Australia), cho rằng các kế hoạch ghép đôi được nhà nước đưa ra không thể giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội, nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ sinh thấp.
“Thu nhập gấp đôi đang là tiêu chuẩn mới ở Nhật Bản. Giới trẻ vùi đầu vào công việc trong thời gian dài để đáp ứng điều đó, dần không quen tiếp xúc với trẻ con chính là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ ở quốc gia này ngán ngẩm việc mang thai”, Kumiko chia sẻ.
Với hơn 300 triệu lượt tải xuống và với hơn 5 triệu gói tài khoản thuê bao, Tinder đang là ứng dụng hẹn hò có doanh thu cao nhất trên thế giới.
Tuy tiện lợi là vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Tinder đang bị chính người dùng lách luật để phục vụ mục đích riêng, và các nhà quản lý cũng chưa tìm ra cách để giải quyết chúng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Tinder đang bị chính người dùng lách luật để phục vụ mục đích riêng. |
Ứng dụng này có hơn 3/4 số người dùng là đàn ông - một sự chênh lệch không mấy tích cực.
Ví dụ, tại Indonesia, với hơn 5 triệu khách du lịch quốc tế đến thăm đảo Bali mỗi năm, Tinder tạo ra thị trường hoạt động thuận lợi cho dịch vụ mại dâm bất hợp pháp.
Năm 2015, Kaitlin Hurley (Đại học Khoa học Y tế Antigua, Anh) bị hiếp dâm bởi Martin Cramp - một cảnh sát làm việc tại Sở cảnh sát Metropolitan sau khi 2 người làm quen qua Tinder.
Ngoài ra, việc "vuốt - chạm" để tìm người hẹn hò quá dễ dàng khiến Tinder bị "đóng đinh" vào hình ảnh "tình một đêm", đây cũng là lý do ngày càng nhiều người trẻ lựa chọn từ bỏ ứng dụng này.