Câu 1: Hà Nam Ninh là tỉnh từng được thành lập ở khu vực nào của nước ta?
Hà Nam Ninh là tên gọi cũ của 3 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Tỉnh được thành lập vào tháng 12/1975 trên cơ sở sáp nhập tỉnh Nam Hà (Nam Định, Hà Nam) và tỉnh Ninh Bình. Đến năm 1991, Quốc hội quyết định tách Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như trước. Đến năm 1996, tỉnh Nam Hà lại được tách thành 2 tỉnh Nam Định và Hà Nam. |
Câu 2: Địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong số các tỉnh thuộc Hà Nam Ninh cũ?
Có diện tích hơn 1,6 nghìn km2, Nam Định chính là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất trong 3 tỉnh thuộc Hà Nam Ninh cũ. Xếp thứ hai là tỉnh Ninh Bình với diện tích hơn 1,3 nghìn km2. Hà Nam là tỉnh nhỏ nhất với diện tích tự nhiên chỉ hơn 860 km2. |
Câu 3: Tỉnh lỵ của Hà Nam hiện nay là thành phố nào?
Tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nam hiện nay là thành phố Phủ Lý. Thành phố này được xem là cửa ngõ phía Nam của Hà Nội, có diện tích tự nhiên hơn 87 km2, dân số hơn 130 nghìn người. |
Câu 4: Tỉnh lỵ của Hà Nam nằm bên dòng sông nào?
Thành phố Phủ Lý nằm ở ngã ba của 3 con sông hợp lưu lại là sông Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ. Có quốc lộ 1A đi qua, thành phố Phủ Lý chỉ cách Hà Nội khoảng 60 km. |
Câu 5: Làng Vũ Đại trong tác phẩm Chí Phèo được lấy nguyên mẫu từ huyện nào của tỉnh Hà Nam?
Làng Vũ Đại là địa danh nổi tiếng gắn liền truyện ngắn Chí Phèo. Thực tế, Vũ Đại được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. |
Câu 6. Huyện Bình Lục của Hà Nam là quê của danh nhân nào?
Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam là quê hương của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Ông có tên thật Nguyễn Thắng, sinh tại huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định, nhưng có quê nội ở làng Yên Đổ, xã Trung Lương, tỉnh Hà Nam. |
Câu 7. Ngôi đền nổi tiếng được nhân dân Hà Nam lập để tưởng nhớ anh hùng Lý Thường Kiệt?
Đền Trúc - Ngũ Động Sơn nằm tại thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, cách Phủ Lý hơn 7 km theo quốc lộ 21A. Khi Lý Thường Kiệt trên đường thắng trận trở về đã cho quân dừng ở đây để tế lễ và ăn mừng. Sau này, để tưởng nhớ ông, nhân dân trong vùng lập đền thờ dưới chân núi Cấm gọi là đền Trúc. Dãy núi còn có danh thắng Ngũ Động Sơn, là năm hang đá nối liền nhau thành một dãy động liên hoàn, có chiều sâu trên 100 m. |
Câu 8. Tên một ngôi chùa rất nổi tiếng ở tỉnh Hà Nam?
Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10 ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và miền Bắc nói chung. Ngày xưa, đường lên chùa rậm rạp, nhiều thú dữ, dân chúng sợ không dám lên nên chùa thường gắn liền với câu cửa miệng “vắng như chùa Bà Đanh”. |