Câu 1. Hà Sơn Bình là tên gọi cũ của hai tỉnh nào sau đây?
Hà Sơn Bình là tên gọi cũ của hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1991 ở miền Bắc nước ta. Khi mới thành lập, tỉnh Hà Sơn Bình có 3 thị xã là Hà Đông, Hòa Bình và Sơn Tây cùng 21 huyện. Đến tháng 8/1991, kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình để tái lập tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình. |
Câu 2. Địa phận của tỉnh Hà Tây về sau được sáp nhập với địa phương nào?
Sau khi được tái lập năm 1991, đến tháng 8/2008, toàn bộ lãnh thổ của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào địa phận của thủ đô Hà Nội. Ngoài Hà Tây, bốn xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình cũng được sáp nhập về thủ đô. |
Câu 3. Tỉnh lỵ của Hà Tây cũ là đô thị nào sau đây?
Tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây cũ là thành phố Hà Đông. Sau khi sáp nhập với Hà Nội, thành phố Hà Đông được đổi tên thành quận Hà Đông thuộc thủ đô Hà Nội. |
Câu 4. Huyện nào của tỉnh Hà Tây cũ nổi tiếng với nghề làm sắt?
Huyện Thạch Thất của tỉnh Hà Tây, nay trở thành huyện Thạch Thất của thủ đô Hà Nội, là huyện nổi tiếng với những làng nghề truyền thống làm sắt, dệt, đan lát, múa rối nước, múa rối nước. |
Câu 5. Huyện nào của Hà Nội có vườn quốc gia?
Bà Vì là một huyện của Hà Nội, được thành lập sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập với thủ đô. Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn các huyện Ba Vì và 2 huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn của tỉnh Hòa Bình. |
Câu 6. Chùa Tây Phương nổi tiếng nay thuộc huyện nào của Hà Nội?
Chùa Tây Phương trước thuộc huyện Thạch Thất, Hà Tây, nay là thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XV, là nơi tập trung những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo, bao gồm chạm trổ, phù điêu và tạc tượng. Các đầu bẩy, bức cổn, xà nách, ván long... đều có chạm trổ đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt như hình lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng, hổ phù... rất tinh xảo. |
Câu 7. Làng cổ nào ở Hà Nội được mệnh danh "Đất hai vua"?
Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) được mệnh danh "Đất hai vua". Đây chính là quê hương của 2 vị vua nổi tiếng trong sử Việt là Phùng Hưng - người có công đánh đuổi nhà Đường xâm lược và vua Ngô Quyền - người giành lại độc lập cho nước nhà sau hơn nghìn năm Bắc thuộc. Làng cổ Đường Lâm trước đây thuộc thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Tây cũ. Đây là ngôi làng cổ được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào tháng 5/2006. |
Câu 8. Đâu là đặc sản ẩm thực của tỉnh Hà Tây cũ?
Nem Phùng món ăn bình dị, đậm hương vị quê hương, đã đi sâu vào tâm trí của thực khách. Đây chính là món đặc sản của người Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Tây cũ. |