Câu 1. Tỉnh nào được mệnh danh đất học miền Tây?
Vĩnh Long đã sản sinh ra tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Bộ, cùng nhiều nhà lãnh đạo lớn của Đảng và Nhà nước ta sau này như Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, giáo sư Trần Đại Nghĩa… |
Câu 2. Tỉnh Vĩnh Long nổi tiếng với cây đặc sản nào?
Vĩnh Long nổi tiếng với đặc sản bưởi năm roi. Với hơn 7.000 ha diện tích trồng bưởi, Vĩnh Long có diện tích bưởi lớn nhất nước ta. |
Câu 3. Vĩnh Long từng thuộc tỉnh nào?
Vĩnh Long có lịch sử hình thành từ thời chúa Nguyễn. Bắt đầu năm 1976, Vĩnh Long hợp cùng Trà Vinh, thành tỉnh Cửu Long. Đến đến năm 1992, Quốc hội quyết định chia tỉnh này thành hai với tên gọi cũ Vĩnh Long và Trà Vinh. Hiện nay, Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 6 huyện Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm. |
Câu 4. Danh nhân Vĩnh Long là tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Bộ?
Phan Thanh Giản (1791-1867), sinh ra ở Cần Thơ nhưng cuộc đời ông gắn bó với mảnh đất Vĩnh Long. Năm Minh Mạng thứ bảy (1826), ông thi đỗ tiến sĩ. Phan Thanh Giản là vị tiến sĩ khai khoa của đất Nam Bộ. |
Câu 5. Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa quê huyện nào của tỉnh Vĩnh Long?
Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913-1997) tên thật Phạm Quang Lễ, quê xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình (Vĩnh Long). Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông cùng cán bộ, công nhân ngành quân giới cho ra đời nhiều loại vũ khí như súng Bazooka, súng không giật (SHZ), bom bay. |
Câu 6. Tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự nhiên thứ mấy trong số 13 tỉnh, thành ở vùng Tây Nam Bộ?
Với diện tích tự nhiên hơn 1,5 nghìn km2, Vĩnh Long có diện tích tự nhiên xếp thứ 12 trong số 13 tỉnh, thành của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (trên thành phố Cần Thơ). Dân số toàn tỉnh Vĩnh Long năm 2013 là 1.040.500 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng Sông Cửu Long). |
Câu 7. Vĩnh Long tiếp giáp tỉnh nào?
Theo cổng thông tin điện tử của tỉnh, Vĩnh Long thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tiền Giang và Bến Tre. Phía Tây Bắc Đông giáp Đồng Tháp. Phía Đông Nam giáp Trà Vinh. Phía Tây Nam giáp Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ. |
Câu 8. Công trình nào ở Vĩnh Long được ví là "Quốc Tử Giám phương Nam"?
Văn Thánh Miếu được ví là Quốc Tử Giám phương Nam. Phan Thanh Giản chủ xướng xây dựng công trình này. Người trực tiếp tổ chức xây dựng là đốc học Nguyễn Thông. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được xây dựng nhằm đề cao Nho giáo và được xem là "Quốc Tử Giám phương Nam". |