Câu 1. Kỳ thi nho học đầu tiên ở nước ta được tổ chức năm nào?
Kỳ thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức vào năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông. |
Câu 2: Kỳ thi đầu tiên năm 1075 có tên chính thức là gì?
Kỳ thi đầu tiên năm 1075 có tên là Minh Kinh bác học. Triều đình chọn ra 10 người đỗ, trong đó Lê Văn Thịnh đỗ đầu. |
Câu 3. Triều đại nào định ra kỳ thi tam khôi đầu tiên để chọn trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa?
Nhà Trần định ra quy chế thi tam khôi để chọn trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa vào năm 1247. |
Câu 4. Kỳ thi Đình dưới thời phong kiến diễn ra ở đâu?
Thi Đình là kỳ thi cuối cùng sau thi Hương và thi Hội. Kỳ thi này diễn ra ngay tại sân Đình, trong cung điện nhà vua. |
Câu 5. Kỳ thi Đình do ai ra đề và chấm bài?
Kỳ thi do đích thân nhà vua ra đề và chấm bài để chọn ra trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. |
Câu 6. Theo quy định thời phong kiến, ai không được dự thi?
Quy chế thi cử dưới thời phong kiến rất ngặt nghèo. Những người đang phải chịu tang, kẻ phạm tội hay con của kép hát đều không được dự thi. |
Câu 7. Tỉnh nào có nhiều trạng nguyên nhất?
Tính từ kỳ thi đầu tiên lấy trạng nguyên (năm 1247) đến kỳ thi cuối cùng (1736), Bắc Ninh là tỉnh có nhiều người đỗ trạng nguyên nhất trong lịch sử khoa bảng nước ta, với 13 người. |
Câu 8. Chiếu theo thang điểm hiện nay, người đỗ trạng nguyên phải đạt mấy điểm?
Chiếu theo thang điểm 10 hiện nay, những người đỗ trạng nguyên ngày xưa phải đạt 10 điểm; đạt 9 điểm đỗ bảng nhãn; 8 điểm đỗ thám hoa. |