Câu 1: Địa đạo Vịnh Mốc thuộc tỉnh nào?
Địa đạo Vịnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, là địa danh gắn với những ký ức lịch sử oanh liệt của dân tộc ta. Địa đạo được xây dựng năm 1965 với chiều dài khoảng 2.000 m, kết cấu gồm 3 tầng, dùng cho các mục đích khác nhau của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. |
Câu 2: Tên một bãi biển xinh đẹp ở tỉnh Quảng Trị?
Biển Cửa Tùng thuộc địa phận xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách đến vui chơi, tắm biển vào mùa hè. |
Câu 3: Hòn đảo nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Trị?
Từ Cửa Tùng đi về phía Tây sẽ tới đảo Cồn Cỏ. Hòn đảo này nằm ở độ cao từ 5-30 m so với mực nước biển, chỉ cách đất liền chưa đến 30 km. Đây là hòn đảo gắn với những sự kiện lịch sử của nước nhà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, được mệnh danh “viên ngọc xanh giữa biển Đông”. |
Câu 4: Dòng sông biểu tượng của tỉnh Quảng Trị?
Sông Bến Hải bắt nguồn dòng chảy từ dãy Trường Sơn, đến biển Cửa Tùng khoảng 100 km. Đây là con sông tiêu biểu nhất gắn liền mảnh đất Quảng Trị. Sông Bến Hải chính là nơi chia cắt nước ta thành miền Bắc và miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. |
Câu 5: Nhận xét nào đúng về tỉnh Quảng Trị?
Có diện tích hơn 4,7 nghìn km2, dân số hơn 612 nghìn người, Quảng Trị là tỉnh có diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). |
Câu 6. Vùng đất nào ở Quảng Trị được Nguyễn Hoàng chọn làm nơi đóng Dinh khi Nam tiến?
Sau khi được cử làm Nam trấn thủ vùng đất Thuận Hóa, chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) chọn vùng đất Ái Tử (huyện Triệu Phong) làm nơi đóng Dinh, bước đầu xác lập chính quyền ở Đàng Trong. |
Câu 7. Tỉnh Quảng Trị có đường biên giới tiếp giáp nước nào?
Theo Dư địa chí Quảng Trị, phía Bắc tỉnh giáp Quảng Bình, phía Nam giáp Thừa Thiên Huế, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. |
Câu 8. Dân tộc thiểu số nào sinh sống nhiều ở Quảng Trị?
Theo Ban Dân tộc của Chính phủ, Quảng Trị là nơi cư trú chủ yếu của dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, trong đó đông nhất là dân tộc Vân Kiều. Họ cư trú tập trung tại huyện Hướng Hóa, Đakrông, thị trấn Lao Bảo. |