Câu 1: Từ Hà Nội vào Nam, tỉnh đầu tiên thuộc khu vực miền Trung là?
Tính theo hướng Bắc Nam (từ Hà Nội trở vào), Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên của khu vực miền Trung nước ta, tiếp theo lần lượt là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... |
Câu 2: Tỉnh nào không thuộc khu vực miền Trung?
Miền Trung có tất cả 18 tỉnh và một thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Tỉnh Bình Phước thuộc miền Nam. |
Câu 3: Huyện đảo nào ở miền Trung có biệt danh “vương quốc tỏi”?
Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía đông bắc tỉnh, cách đất liền 15 hải lý. Trước đây, Lý Sơn được gọi là cù lao Ré, vì có nhiều cây Ré. Lý Sơn được xem là vương quốc tỏi ở nước ta. Tỏi Lý Sơn nổi tiếng thơm ngon. |
Câu 4: Cù lao Chàm là hòn đảo du lịch nổi tiếng của tỉnh nào?
Cù lao Chàm là tên hòn đảo thuộc thành phố Hội An của tỉnh Quảng Nam, cách Cửa Đại khoảng 18 km. Cù lao Chàm gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này khoảng 3.000 người. Hòn đảo này đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. |
Câu 5: Ngọn Hải đăng nào ở miền Trung cao nhất nước ta?
Hải đăng Kê Gà thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và có tuổi đời lâu nhất của nước ta. |
Câu 6. Tỉnh nào ở miền Trung đón bình minh trên đất liền sớm nhất nước ta?
Theo sách giáo khoa Địa lý lớp 12 của NXB Giáo Dục, điểm cực Đông của nước ta ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng khẳng định: Mũi Đôi là điểm cực Đông trên đất liền của ta. Như vậy, Mũi Đôi là nơi đầu tiên trên đất liền nước ta nhìn thấy bình minh. |
Câu 7. Cung đèo nào ở miền Trung được mệnh danh “thiên hạ đệ nhất hùng quan”?
Dài khoảng 20 km, nằm trên độ cao 500 m so với mực nước biển, đèo Hải Vân trải dài theo sườn núi Hải Vân, nối liền Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Từ lâu, Hải Vân được ví là “thiên hạ đệ nhất hùng quan” bởi vẻ uy nghi, hùng vĩ của cung đèo này. |
Câu 8. Khối núi nào cao nhất miền Trung?
Theo sách Giáo khoa Địa lý, Ngọc Linh Liên sơn hay Ngọc Linh là khối núi cao nhất ở miền Trung, trong đó cao nhất là đỉnh Ngọk Lum Heo, cao hơn 2,1 nghìn m. |