Câu 1. Khăn Piêu là biểu tượng tín ngưỡng của dân tộc nào?
Khăn Piêu không chỉ là vật đội đầu mà còn là biểu tượng tín ngưỡng của người Thái. Chiếc khăn Piêu giống như vị thần che chở cho người phụ nữ khi nắng, mưa. Theo quan niệm của người Thái, khăn Piêu còn là tiêu chuẩn để đánh giá tài năng, phẩm hạnh người phụ nữ. Nếu một cô gái không biết làm khăn Piêu sẽ bị coi là lười và ít được các chàng trai để ý. |
Câu 2. Tên gọi của loại hoa văn được thêu trên khăn Piêu?
Có 3 loại hoa văn được thêu trên mỗi chiếc khăn là tà leo, cút piêu và sai peng. Trong đó, tà leo là vật trừ đuổi tà ma, bảo vệ thần hồn cho người đội khăn. Cút piêu là phẩm vật cao quý của người bề trên. Sai peng là dây tình của đôi lứa. Tuy nhiên, cả ba loại hoa văn này chỉ được thêu có chừng mực ở hai đầu của chiếc khăn. |
Câu 3. Tỉnh nào sau đây có tỷ lệ người Thái cư trú đông nhất?
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thái sinh sống ở tất cả tỉnh của nước ta. Trong đó, Sơn La là tỉnh có tỷ lệ người Thái cư trú nhiều nhất (572.441 người, chiếm 53,2% dân số toàn tỉnh và 36,9% tổng số người Thái tại Việt Nam); tiếp theo là Nghệ An (295.132 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh và 19,0% tổng số người Thái tại Việt Nam); Thanh Hóa (225.336 người, chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh và 14,5% tổng số người Thái tại Việt Nam). |
Câu 4. Sơn La có diện tích lãnh thổ xếp thứ mấy toàn quốc?
Với diện tích tự nhiên lên tới 14.174 km2, chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, Sơn La là tỉnh rộng nhất miền Bắc và đứng thứ ba trong số 63 tỉnh, thành phố cả nước, sau Nghệ An và Gia Lai. |
Câu 5. Sơn La tiếp giáp lãnh thổ tỉnh nào sau đây?
Phía Bắc, Sơn La giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu. Phía Đông giáp Phú Thọ, Hòa Bình. Phía Tây giáp Điện Biên. Phía Nam giáp Thanh Hóa, và nước bạn Lào ở phía Nam và phía Tây. Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh các tỉnh khác là 628 km. |
Câu 6. Tên gọi của một huyện ở Sơn La?
Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương, gồm một thành phố (Sơn La) và 11 huyện (Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Vân Hồ, Yên Châu). |
Câu 7. Dân tộc nào sau đây đang sinh sống ở Sơn La?
Sơn La là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Theo Cổng thông tin điện tử của tỉnh, hiện, Sơn La có 12 dân tộc sinh sống, bao gồm: Xi Mun, Mường, La Hán, Kháng, Thái, Mông, Kinh, Hoa, Tày, Lào, Khơ Mú, Dao. |
Câu 8. Nhà máy Thủy điện Sơn La được xây dựng trên địa bàn huyện nào?
Nhà máy Thủy điện Sơn La được xây dựng trên sông Đà tại vùng đất xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Nhà máy có công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy, khởi công xây dựng năm 2005, khánh thành năm 2012, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á tại thời điểm đó. |