Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tinh thần không bỏ cuộc của người Hong Kong

Ở Hong Kong (Trung Quốc), người dân mang trong mình thứ DNA vô hình khiến họ không bao giờ gục ngã.

Quốc gia nào cũng thường có một tinh thần khiến họ tự hào. Ví dụ, người Mỹ luôn nói về "giấc mơ Mỹ" hay người Anh là "tinh thần chớp nhoáng" - thứ họ tự hào trong cuộc Thế chiến 2. Ở Hong Kong, người dân cũng có thứ phẩm chất vô hình tương tự. 7,4 triệu người Hong Kong gọi đó là "Lion Rock Spirit" (tạm dịch: tinh thần của núi Sư tử).

Vượt mọi khó khăn

Chia sẻ với BBC, Bryony Hardy Wong, có cha mẹ đến từ Trung Quốc đại lục vào năm 1960, nói tinh thần "núi Sư tử" luôn cháy trong tâm trí thế hệ trước.

"Họ đều là những người xuất thân khiêm tốn. Tuy nhiên, họ tin chỉ cần làm việc chăm chỉ, mình sẽ có cơ hội leo lên những bậc thang xã hội cao hơn", Wong nói.

Nhiều người Hong Kong thế hệ trước đã tới đây như những người tị nạn. Họ chạy trốn sự hỗn loạn ở Trung Quốc đại lục từ những năm 1930 đến 1960 khi Hong Kong còn là thuộc địa của Anh. Tinh thần làm việc chăm chỉ của những người này đã biến Hong Kong trở thành trung tâm tài chính toàn cầu chỉ trong một thế hệ.

Quan điểm của những người lớn tuổi ở Hong Kong là nếu không làm vào thời điểm đó, cả gia đình sẽ chết đói. Ai cũng ráng sức để có tương lai tốt hơn.

du lich hong kong anh 1

Hong Kong có GDP bình quân đầu người cao ngang Đức.

BBC dẫn chứng một trường hợp nổi tiếng nhất ở Hong Kong - Li Ka-shing. Ông đã đến đây vào những năm 1940. Cha Li qua đời bởi bệnh tật. Ông phải nghỉ học năm 15 tuổi, làm việc 16 giờ/ngày trong công ty kinh doanh nhựa.

Giờ, Li đã rời xa thương trường với tư cách "người giàu nhất Hong Kong". Theo tạp chí Forbes, tài sản của Li lên tới 35 tỷ USD. Từ một người lưu vong tay trắng, tinh thần không bao giờ gục ngã đã đưa Li đến thành công.

"Li Ka-shing luôn là hình mẫu cho thế hệ cũ", Wong nói.

Những ngày vật lộn

Bán đảo Cửu Long là một trong 3 khu vực lớn của Hong Kong. Làn sóng di cư đến Hong Kong thời thuộc địa tạo nên cảnh thiếu nhà ở trầm trọng. Hàng trăm nghìn người chen chúc sống trong những khu dân cư xập xệ trên sườn đồi bán đảo Cửu Long.

Tại đó, họ phải vật lộn trong điều kiện tồi tàn, đói kém, thiếu vệ sinh và dịch bệnh. Những người này cũng phải giành giật nhau để có công việc dù lương thấp và thường xuyên bị giới chủ bóc lột.

du lich hong kong anh 2

Đồi Sư tử nổi tiếng ở Hong Kong là biểu tượng cho tinh thần của họ.

Nhà của họ làm từ gỗ bỏ đi và vật liệu phế thải. Người dân nấu nướng trên đống lửa với nhiều mối nguy rình rập. Điều gì đến cũng phải đến. Giáng sinh năm 1953, đám cháy bùng lên ở khu vực Shek Kip Mei thuộc bán đảo Cửu Long. 53.000 người mất nhà chỉ sau một đêm.

Chính quyền đã nhanh chóng cung cấp nhu yếu phẩm và giúp đỡ người dân xây những ngôi nhà tạm khác.

Đến năm 1972, một chương trình nhà ở công cộng hứa hẹn đem đến những ngôi nhà giá cả phải chăng. Dự kiến, chương trình sẽ tạo ra chỗ ở cho 1,8 triệu dân, khoảng 45% dân số vào thời điểm đó. Để làm được điều này, họ xây dựng các thị trấn mới ở Tân giới và nhiều khu bất động sản cao tầng ở bán đảo Cửu Long.

Từ năm 1974, cuộc sống khó khăn của những người nghèo khó ở bán đảo Cửu Long đã được dựng thành bộ phim truyền hình đầy cảm xúc Below the Lion Rock (Lion Rock hay đồi Sư tử là một địa danh ở bán đảo Cửu Long).

Loạt phim nói về những thực tế chính trị - xã hội khó khăn của thời đại đang thay đổi. Xuyên suốt bộ phim, người dân được chứng kiến mọi thứ từ tham nhũng, ma túy và nghiện cờ bạc đến sự khổ sở của các cựu tù nhân, người khuyết tật. Bộ phim gây tiếng vang lớn cho giai cấp công nhân và những người bị áp bức.

Theo Helena Wu, trợ lý giáo sư nghiên cứu về Hong Kong tại Đại học British Columbia (Canada), số liệu báo cáo vào năm 1974 cho thấy chỉ 1% người dân địa phương chưa xem bộ phim này.

du lich hong kong anh 3

Hong Kong ngày nay là trung tâm tài chính lớn bậc nhất thế giới.

Lời bài hát chủ đề của phim cũng trở thành biểu tượng. Trong đó có đoạn: "Một lòng theo đuổi ước mơ của mình. Mọi bất hòa gạt sang bên. Một lòng vì mục tiêu. Không sợ hãi và dũng cảm. Nắm tay nhau đến tận cùng Trái Đất. Sát cánh bên nhau, chúng ta vượt qua nghịch cảnh. Như câu chuyện về Hong Kong mà chúng tôi viết".

Bài hát này trở thành bài hát không chính thức của Hong Kong từ những năm 1970 tới nay. Nó cũng là tinh thần không bao giờ chết, có trong DNA mỗi người dân nơi này.

Trong thời điểm dịch SARS bùng phát, kinh tế Hong Kong rơi vào khủng hoảng nặng nề. Thời điểm đó, Antony Leung, Cục trưởng cục Tài chính Hong Kong bấy giờ, đã dùng lời bài hát trong bài phát biểu về kinh tế của nơi này.

Magiie Leung, giảng viên nghiên cứu về Hong Kong tại Đại học Hong Kong, nói: "Ông ấy đã dùng bài hát để gợi lên hoài niệm về thứ đã tạo nên nền kinh tế Hong Kong. Đó là sự nỗ lực, kiên trì và đồng lòng".

Dù ít thanh niên ngày nay xem bộ phim đó, giá trị từ Below the Lion Rock vẫn còn vẹn nguyên. Bài hát chủ đề của phim cho thấy dù có khó khăn trong cuộc sống, người Hong Kong vẫn biết cách làm mọi thứ tốt lên. Họ gạt đi những khác biệt, mâu thuẫn và hỗ trợ nhau. Suy cho cùng, tất cả đều trên cùng con thuyền và tình đoàn kết là thứ quan trọng.

Người Việt Nam đủ sức leo Everest, vấn đề chỉ là tiền

Hai người Việt Nam đã chinh phục thành công Everest năm nay. Điều này có thể giúp các nhà leo núi khác tự tin trong tương lai.

Người đàn ông Việt Nam lên đỉnh Everest lần hai

Phan Thanh Nhiên, nhà leo núi Việt Nam trẻ nhất từng chinh phục Everest, tiếp tục thành công trong lần lên đỉnh thứ hai.

Đi thuyền mảng, nghe hát then giữa lòng hồ Nà Nưa

Đến Khu du lịch Quốc gia Tân Trào (Tuyên Quang), du khách có thể thử đi mảng trên hồ Nà Nưa, hòa mình với những điệu hát then truyền thống của người Tày giữa bốn bề núi rừng.

Hoài Anh

Theo BBC

Bạn có thể quan tâm