Cả 2 bệnh nhân đều đang được điều trị tại phòng Hồi sức tích cực. Ảnh: BVCC. |
Theo thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) ngày 26/5, bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Khánh, Phó khoa Bệnh nhiệt đới, cho biết tình trạng sức khỏe 2 bệnh nhân ngộ độc Botulinum nhập viện ngày 13/5 sau 2 tuần vẫn chưa có tiến triển.
Trong đó, tình trạng của bệnh nhân 18 tuổi vẫn chưa thấy cải thiện và hồi phục. Bệnh nhân 26 tuổi dù được đưa vào viện trong tình trạng khá hơn nhưng giờ đây bắt đầu xuất hiện dấu hiệu liệt cơ, tình trạng sức khỏe đi xuống. Hiện tại sức cơ tứ chi của người bệnh này là 2-3/5.
Hiện tại, cả 2 bệnh nhân đều được điều trị tại Hồi sức tích cực của khoa Bệnh nhiệt đới.
Bác sĩ Khanh cho hay các cán bộ y tế trong khoa đang cố gắng điều trị tích cực để phòng ngừa những biến cố sau đó và ngăn chặn diễn tiến bệnh có khả năng xấu hơn.
"Tuy nhiên, cho đến hiện tại, chúng tôi vẫn không dự đoán trước được khả năng xảy ra của 2 bệnh nhân", phó khoa Bệnh nhiệt đới chia sẻ.
Trước đó, hôm 25/5, một bệnh nhân khác cũng ngộ độc Botulinum được điều trị tại bệnh viện Nhân dân Gia Định cũng đã tử vong sau khi ăn món mắm để lâu ngày.
Trước đó, đêm 24/5, 6 lọ thuốc Botulinum Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Thuỵ Sỹ đã về đến TP.HCM để dùng cho các bệnh nhân.
Tuy nhiên, hai bệnh nhân nói trên đang thở máy nhưng đã quá chỉ định dùng thuốc. Do đó, việc truyền thuốc Botulinum Antitoxin Heptavalent thời điểm này không mang lại được hiệu quả giải độc.
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trưởng đơn vị Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết nếu có thuốc giải BAT ngay khi phát hiện nhiễm độc, bệnh nhân được truyền thuốc thì trong vòng 48 đến 72 giờ là có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bị liệt và cũng không phải đưa tới tình trạng phải thở máy.
Tuy nhiên, việc truyền thuốc giải quá muộn so với thời điểm nhập viện cũng không mang lại tác dụng giải độc cho nạn nhân.
Sách về nghề y
Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:
Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.
Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.