Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Toàn cảnh một tháng thảm kịch QZ8501 chấn động thế giới

Một tháng sau khi thảm kịch QZ8501 xảy ra, chính quyền Indonesia đã ngưng chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích của AirAsia Indonesia, vớt 70 thi thể trong số 162 nạn nhân.

Sáng 28/12, máy bay Airbus A320-200 của hãng AirAsia Indonesia, số hiệu QZ8501, mất tích khi đang trên đường bay từ thành phố Surabaya (Indonesia) tới sân bay Changgi (Singapore). Trước khi đài kiểm soát không lưu ở Indonesia mất liên lạc hoàn toàn với phi cơ, radar cho thấy máy bay chưa rời khỏi không phận nước này. Đồ họa đường bay của chuyến bay QZ8501: AFP
Sáng 28/12, máy bay Airbus A320-200 của hãng AirAsia Indonesia, số hiệu QZ8501, mất tích khi đang trên đường bay từ thành phố Surabaya (Indonesia) tới sân bay Changgi (Singapore). Trước khi đài kiểm soát không lưu ở Indonesia mất liên lạc hoàn toàn với phi cơ, radar cho thấy máy bay chưa rời khỏi không phận nước này. Đồ họa đường bay của chuyến bay QZ8501: AFP
Tờ New Straits Times của Malaysia đưa tin về tai nạn của chuyến bay QZ8501, cùng hình ảnh người thân của những hành khách trên chuyến bay QZ8501 khóc ngất khi nghe tin dữ. Ảnh: AFP
Tờ New Straits Times của Malaysia đưa tin về tai nạn của chuyến bay QZ8501, cùng hình ảnh người thân của những hành khách trên chuyến bay QZ8501 khóc ngất khi nghe tin dữ. Ảnh: AFP
Người thân của các nạn nhân trên chuyến bay QZ8501 an ủi nhau sau khi nghe tin dữ. Ảnh: AFP
Người thân của các nạn nhân trên chuyến bay QZ8501 an ủi nhau sau khi nghe tin buồn. Ảnh: AFP
Chân dung ông Iryanto, cơ trưởng chuyến bay QZ8501 (ảnh phải) và cơ phó Remi Emmanuel Plesel (quốc tịch Pháp) (ảnh trái). Cả hai đều là những phi công dày dặn kinh nghiệm. Cơ Iriyanto có hơn 6.100 giờ bay. Những nội dung liên lạc cuối cùng giữa ông với đài kiểm soát không lưu là xin cho phép máy bay rẽ trái để bay lộ trình khác, đồng thời nâng độ cao để tránh thời tiết xấu. Ảnh: BBC
Chân dung ông Iryanto, cơ trưởng chuyến bay QZ8501 (ảnh phải) và cơ phó Remi Emmanuel Plesel (quốc tịch Pháp) (ảnh trái). Cả hai đều là những phi công dày dặn kinh nghiệm. Cơ trưởng Iriyanto có hơn 6.100 giờ bay. Những nội dung liên lạc cuối cùng giữa ông với đài kiểm soát không lưu là xin cho phép máy bay rẽ trái để bay lộ trình khác, đồng thời nâng độ cao để tránh thời tiết xấu. Ảnh: BBC
Trước những chỉ trích cho rằng cơ trưởng phải chịu trách nhiệm trong tai nạn QZ8501, con gái của ông, cô Angela Anggi Ranastianis, viết trên mạng xã hội rằng:
Trước những chỉ trích cho rằng cơ trưởng phải chịu trách nhiệm trong tai nạn QZ8501, con gái của ông, cô Angela Anggi Ranastianis, viết trên mạng xã hội rằng: "Cha tôi cũng là một nạn nhân và tới bây giờ đội cứu hộ vẫn chưa tìm thấy ông ấy. Gia đình tôi hiện rất đau khổ. Là con gái ông, tôi không thể chấp nhận những lời chỉ trích đó. Không phi công nào lại hại hành khách của họ". Ảnh: Twitter

Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo (phải), tại buổi họp báo và gặp gỡ các gia đình nạn nhân ở trung tâm khủng hoảng tại thành phố Surabaya ngày 30/12. Tổng giám đốc AirAsia, ông Tony Fernandes (trái), thường xuyên có mặt tại Indonesia trong những ngày đầu chiến dịch tìm kiếm. So sánh giữa hai tai nạn QZ8501 và MH370, hãng AirAsia được đánh giá tốt hơn Malaysia Airlines do luôn minh bạch thông tin và cách tiếp cận với gia đình các nạn nhân chu đáo. Ảnh: AFP
Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo (phải), tại buổi họp báo và gặp gỡ các gia đình nạn nhân ở trung tâm khủng hoảng tại thành phố Surabaya ngày 30/12. Tổng giám đốc AirAsia, ông Tony Fernandes (trái), thường xuyên có mặt tại Indonesia trong những ngày đầu chiến dịch tìm kiếm. So sánh giữa hai tai nạn QZ8501 và MH370, hãng AirAsia được đánh giá tốt hơn Malaysia Airlines do luôn minh bạch thông tin và cách tiếp cận với gia đình các nạn nhân chu đáo. Ảnh: AFP

 

Chuyên gia Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia khoanh vùng tìm kiếm QZ8501 trên bản đồ. Dựa trên những thông tin ban đầu, giới chức Indonesia xác định QZ8501 vẫn còn trong không phận Indonsia và có thể gặp nạn ở vùng biển Java, nơi có mực nước không sâu (khoảng 25 - 30 mét). Ảnh: AP
Chuyên gia Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia khoanh vùng tìm kiếm QZ8501 trên bản đồ. Dựa trên những thông tin ban đầu, giới chức Indonesia xác định QZ8501 vẫn còn trong không phận Indonsia và có thể gặp nạn ở vùng biển Java, nơi có mực nước không sâu (khoảng 25 - 30 mét). Ảnh: AP
Một thành viên đội bay của phi cơ CN-235, Indonesia cầu nguyện trước khi bắt đầu cuộc tìm kiếm máy bay mất tích của AirAsia. Cuộc tìm kiếm được triển khai ngay trong ngày 28/12. Nhiều nước như Singapore, Malaysia, Australia, Mỹ nhanh chóng đề nghị hỗ trợ tàu hải quân và máy bay tìm kiếm. Ảnh: AP
Một thành viên đội bay của phi cơ CN-235, Indonesia cầu nguyện trước khi bắt đầu chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích của AirAsia. Cuộc tìm kiếm được triển khai ngay trong ngày 28/12. Nhiều nước như Singapore, Malaysia, Australia, Mỹ nhanh chóng đề nghị hỗ trợ tàu hải quân và máy bay tìm kiếm. Ảnh: AP
Ngày 30/12 đánh dấu kết quả quan trọng đầu tiên trong chiến dịch tìm kiếm QZ8501, khi đội tìm kiếm Indonesia thông báo phát hiện một số vật thể trong vùng tìm kiếm QZ8501. Đến cuối ngày, giới chức Indonesia khẳng định đây chính là những vật thể từ máy bay mất tích của AirAsia. Ảnh: EPA
Ngày 30/12 đánh dấu kết quả quan trọng đầu tiên trong chiến dịch tìm kiếm QZ8501, khi đội cứu hộ Indonesia thông báo phát hiện một số vật thể trong vùng tìm kiếm QZ8501. Đến cuối ngày, giới chức Indonesia khẳng định đây chính là những vật thể từ máy bay mất tích của AirAsia. Ảnh: Twitter
Đài truyền hình địa phương công bố hình ảnh giống thi thể nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, kênh truyền hình ở Indonesia phát sóng trực tiếp những hình ảnh đội cứu nạn trục vớt thi thể nạn nhân không qua xử lý. Điều này mang lại cú sốc lớn đối với thân nhân đang chờ tin ở trung tâm khủng hoảng tại Surabaya. Ảnh: Twitter
Đài truyền hình địa phương công bố hình ảnh giống thi thể nổi trên mặt nước. Tuy nhiên, kênh truyền hình ở Indonesia phát sóng trực tiếp những hình ảnh đội cứu nạn vớt thi thể nạn nhân không qua xử lý. Điều này mang lại cú sốc lớn đối với thân nhân đang chờ tin ở trung tâm khủng hoảng tại Surabaya. Ảnh: Twitter
Một người đã ngất sau khi thấy hình ảnh giống như thi thể người trên truyền hình do kênh TVOne phát sóng trực tiếp. Xe cứu thương đã tới nơi mà cuộc họp báo diễn ra. Ảnh: Twitter
Một người đã ngất sau khi thấy hình ảnh giống như thi thể người trên truyền hình do kênh TVOne phát sóng trực tiếp. Ảnh: Twitter

Nhân viên cứu hộ làm việc trên biển Java, Indonesia vớt được nhiều di vật của hành khách trên chiếc Airbus A320 xấu số của AirAsia. Những vật trong hình này được trực thăng Seahawk của Hải quân Mỹ vớt khi tham gia nỗ lực tìm kiếm QZ8501. Ảnh: AFP
Nhân viên cứu hộ làm việc trên biển Java, Indonesia vớt được nhiều di vật của hành khách trên chiếc Airbus A320 xấu số của AirAsia. Những vật trong hình này được trực thăng Seahawk của Hải quân Mỹ vớt khi tham gia nỗ lực tìm kiếm QZ8501. Ảnh: AFP
Ngày 31/12, những thi thể nạn nhân đầu tiên được chuyển tàu tìm kiếm về trung tâm nhận diện ở thị trấn Pangkalan Bun. Ảnh: Daily Mail
Ngày 31/12, những thi thể nạn nhân đầu tiên được chuyển tàu tìm kiếm về trung tâm nhận diện ở thị trấn Pangkalan Bun. Ảnh: Daily Mail
Thi thể nạn nhân đầu tiên trong chuyến bay QZ8501 được bàn giao cho người nhà vào ngày 1/1 là thi thể của cô Hayati Luftiah Hamid. Gia đình họ đã tổ chức đám tang cho cô Hayati cùng ngày. Các chuyên gia nhận diện được Hayati dựa trên dấu vân tay và những vật dụng cá nhân của cô. Ảnh: AP
Thi thể nạn nhân đầu tiên trong chuyến bay QZ8501 được bàn giao cho người nhà vào ngày 1/1 là thi thể của cô Hayati Luftiah Hamid. Gia đình họ đã tổ chức đám tang cho cô Hayati cùng ngày. Các chuyên gia nhận diện được Hayati dựa trên dấu vân tay và những vật dụng cá nhân của cô. Ảnh: Getty Images

Cuộc tìm kiếm và vớt thi thể nạn nhân tiếp tục diễn ra, nhưng việc tìm kiếm dưới nước của đội thợ lặn gặp khó khăn do thời tiết khắc nghiệt ở vùng biển Java. Mãi đến ngày 7/1, Indonesia thông báo một diễn biến quan trọng mới khi thiết bị lặn điều khiển từ xa chụp hình nhiều dị vật nằm dưới đáy biển Java, được cho là phần đuôi của QZ8501. Trong một bức ảnh khác, phương tiện tìm kiếm phát hiện dòng chữ “PK-AXC”, số hiệu của mất tích. Ảnh: CNN
Cuộc tìm kiếm và vớt thi thể nạn nhân tiếp tục diễn ra, nhưng đội thợ lặn gặp khó khăn do thời tiết khắc nghiệt ở vùng biển Java. Mãi đến ngày 7/1, Indonesia thông báo một diễn biến quan trọng mới khi thiết bị lặn điều khiển từ xa chụp hình nhiều dị vật nằm dưới đáy biển Java, được cho là phần đuôi của QZ8501. Trong một bức ảnh khác, phương tiện tìm kiếm phát hiện dòng chữ “PK-AXC”, số hiệu của phi cơ mất tích. Ảnh: CNN
Phần đuôi máy bay vừa được đội tìm kiếm Indonesia trục vớt từ đáy biển được chở từ vùng biển Java vào đất liền để phân tích phục vụ điều tra nguyên nhân tai nạn.
Phần đuôi máy bay được đội tìm kiếm Indonesia trục vớt từ đáy biển được chở từ vùng biển Java vào đất liền để phân tích phục vụ điều tra nguyên nhân tai nạn. Ảnh: Twitter
Quân đội Indonesia vận chuyển một trong hai hộp đen trên máy bay của hãng AirAsia về cảng tại thị trấn Pangkalan Bun vào chiều nay 12/1. So với những nhận định ban đầu rằng các hộp đen còn nằm trong phần đuôi máy bay, đội tìm kiếm vớt được hộp đen ở trong vùng bán kính khoảng 25 mét từ nơi tìm thấy mảnh vỡ của đuôi máy bay.
Quân đội Indonesia vận chuyển một trong hai hộp đen trên máy bay của hãng AirAsia về cảng tại thị trấn Pangkalan Bun vào chiều nay 12/1. So với những nhận định ban đầu rằng các hộp đen còn nằm trong phần đuôi máy bay, đội tìm kiếm vớt được hộp đen ở trong vùng bán kính khoảng 25 mét từ nơi tìm thấy mảnh vỡ của đuôi máy bay. Ảnh: Reuters

Ngày 14/1, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đã đăng hình ảnh chụp được từ tàu lặn không người lái của Singapore và xác nhận đây ảnh chụp thân máy bay mang số hiệu QZ8501. Mãi hơn một tuần, các thợ lặn có thể tiếp cận bên trong thân máy bay vào ngày 23/1. Việc tìm kiếm gặp khó khăn do trong khoang máy bay có nhiều vật trôi nổi và không có ánh sáng. Từ đó đến nay, mọi nỗ lực nâng thân máy bay AirAsia đều thất bại do dây cáp đứt khi đội cứu hộ kéo lên khỏi mặt nước.
Ngày 14/1, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đã đăng hình ảnh chụp được từ tàu lặn không người lái của Singapore và xác nhận đây là ảnh chụp thân máy bay. Mãi hơn một tuần, các thợ lặn có thể tiếp cận bên trong thân máy bay vào ngày 23/1. Việc tìm kiếm gặp khó khăn do trong khoang có nhiều vật trôi nổi và không có ánh sáng. Từ đó đến nay, mọi nỗ lực nâng thân máy bay AirAsia đều thất bại do dây cáp đứt khi đội cứu hộ kéo lên khỏi mặt nước. Ảnh: Twitter
Ngày 27/1, giới chức quân sự Indonesia tuyên bố ngừng các hoạt động tìm kiếm và trục vớt mảnh vỡ máy bay Airbus A320 của AirAsia gặp nạn trên biển Java vì không còn nạn nhân mắc kẹt. Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có 70/162 thi thể hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay xấu số được tìm thấy. Tuy nhiên, lực lượng tìm kiếm cứu hộ Basarnas của Indonesia vẫn tiếp tục việc tìm kiếm thi thể và mảnh vỡ máy bay trên biển Java. Quan chức Indonesia cho biết kết quả điều tra cuối cùng về tai nạn của máy bay AirAsia sẽ được công bố ít nhất sau một năm nữa.
Ngày 27/1, giới chức quân sự Indonesia tuyên bố ngừng các hoạt động tìm kiếm và trục vớt mảnh vỡ máy bay Airbus A320 của AirAsia gặp nạn trên biển Java vì không còn nạn nhân mắc kẹt. Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có 70/162 thi thể hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay xấu số được tìm thấy. Tuy nhiên, lực lượng tìm kiếm cứu hộ Basarnas của Indonesia tiếp tục tìm thi thể và mảnh vỡ máy bay trên biển Java. Quan chức Indonesia cho biết kết quả điều tra cuối cùng về tai nạn của máy bay AirAsia sẽ được công bố ít nhất sau một năm nữa. Ảnh: CNA

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm