Tôi sống cùng gia đình tại TP.HCM. Cả năm bên nhau, gia đình tôi không quá đặt nặng hình thức sum vầy mà coi Tết là dịp để nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng. Tết mỗi năm, cả nhà quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Những ngày còn lại, tôi đi thăm họ hàng, tụ họp bạn bè hoặc dành thời gian tự nhìn lại một năm qua.
Năm nay, tôi quyết định đón Tết khác biệt hơn trên cung đường từ Nam ra Bắc. Để chuyến đi diễn ra suôn sẻ, tôi tham khảo nhiều thông tin về điểm đến, địa điểm ăn uống, lên lịch trình và chuẩn bị vật dụng, sức khỏe từ sớm.
Lên lịch trình cụ thể
Đi du lịch một mình nghĩa là tự do lựa chọn hành trình mình muốn, khám phá cuộc sống như cách mình cảm nhận. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn được phép tùy hứng và không chuẩn bị hành trang đầy đủ trước khi bắt đầu chuyến đi.
Việc lên lịch trình cụ thể giúp bạn kiểm soát thời gian cũng như chủ động trong việc đi lại. Trong lịch trình, tôi cẩn thận ghi chép địa điểm dừng chân dự kiến, quán ăn đánh giá cao, khách sạn tốt và điểm đến nhất định phải ghé trên đường đi theo từng cột mốc.
Lên lịch trình giúp chuyến đi suôn sẻ hơn. Ảnh: Walling. |
Theo kế hoạch, tôi sẽ đón năm mới cùng bố mẹ và em gái, khởi hành chuyến đi đầu năm vào sáng sớm ngày mùng Một. Di chuyển sớm hơn ngày thường một chút sẽ giúp tôi thoát khỏi tình trạng đợi chờ, mệt mỏi vì tắc đường. Hơn nữa, việc khởi hành sớm cũng đem lại cảm giác khoan khoái, bầu không khí trong lành hơn. Ngoài một số lưu ý trên, tôi cũng nhận lời khuyên không nên mang theo quá nhiều tiền mặt trong người, cảnh giác cao độ để tránh chuyện không hay.
Sắm item chuyên dụng
Trước mỗi chuyến, bạn cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng, đồ dự trữ. Với hành trình một mình, yếu tố này càng quan trọng. Tôi lướt Internet tham khảo vật dụng được các phượt thủ giàu kinh nghiệm gợi ý và chọn ra món đồ phù hợp với bản thân.
Để ghi lại hình ảnh đẹp, thước phim ấn tượng về con người, cảnh quan trên đường đi, tôi quyết định đầu tư mua Go-Pro giá gần 10 triệu đồng trên sàn thương mại điện tử Lazada. Thiết bị được bán tại shop chính hãng nên đảm bảo uy tín, chất lượng. Tôi chọn mua món đồ này trước tiên vì muốn tập làm quen cách sử dụng, lưu trữ dữ liệu.
Các vật dụng cần thiết tôi đều mua trên Lazada để có mức giá tốt. |
Tôi cũng bỏ một số vật dụng như giáp tay/chân, sạc dự phòng, mũ bảo hiểm ¾, kính đi đường, quần áo chuyên dụng vào giỏ, đợi đến dịp sale của Lazada để nhanh tay thanh toán. Tôi được biết lễ hội mua sắm "Tết Sale bung xõa" diễn ra từ ngày 5/1 đến 15/1, nhiều sản phẩm được giảm đến 50%, hoàn tiền đến 2,3 triệu đồng và miễn phí vận chuyển toàn quốc. Các sản phẩm chuyên dụng cho đi phượt bền, nhẹ, thấm hút nhanh vốn đắt đỏ. Do đó, mua sắm đúng đợt sale lớn có thể giúp tôi tiết kiệm một phần ngân sách cho các đầu mục cần chi khác.
Tôi cũng dành thời gian đi bảo dưỡng chiếc xe sẽ đồng hành xuyên suốt chặng đường gần 2.000 cây số sắp tới. Lốp cần đảm bảo độ bám tốt, ắc quy, còi, đèn pha, xi-nhan, bugi… phải ở trong tình trạng tốt nhất để chuyến đi an toàn.
Sức khoẻ tốt
Bên cạnh việc chuẩn bị trang phục, phụ kiện phù hợp, yếu tố sức khỏe rất quan trọng. Chỉ khi có sức đề kháng tốt, chống lại mọi tác nhân gây bệnh, chuyến đi của tôi mới thực sự trọn vẹn. Tôi cố gắng ngủ đủ giấc, uống đủ nước, tránh tình trạng căng thẳng, ăn uống khoa học và thường xuyên bổ sung dưỡng chất để luôn năng động, khỏe khoắn. Khi ăn uống trên đường đi, tôi sẽ lựa chọn quán, nhà hàng đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, một số loại thuốc tiêu hóa, giảm đau… cũng nằm trong danh sách cần chuẩn bị.
Chuẩn bị sức khỏe tốt giúp chuyến đi trọn vẹn hơn. Ảnh: Jordan Opel. |
Chuyến đi kéo dài 10 ngày nên tôi sẽ mang theo hành lý khá nặng và thường xuyên di chuyển. Đó là lý do những ngày cuối năm dù bận rộn, tôi vẫn duy trì luyện tập thể lực, chạy bộ mỗi tối.
Lên ngân sách phù hợp
Nhiều người có xu hướng tiêu xài xả láng trong chuyến du lịch để rồi những tháng sau đó phải nỗ lực tiết kiệm, dè sẻn bù lại khoản phí đã mất. Với chuyến đi dài, bạn dễ có nguy cơ “cạn kiệt” tài chính giữa chừng và phải nhờ đến sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè. Tôi không để bản thân rơi vào nhóm đối tượng này bằng cách thiết lập ngân sách càng chi tiết càng tốt bên cạnh lịch trình đã đề ra.
Tôi lên ngân sách chi tiết để tránh “vung tay quá trán”. Ảnh: Kelly Sikkema. |
Những khoản phí bắt buộc phải chi trong chuyến đi gồm phí đi lại (bao gồm xăng, bảo dưỡng xe), nơi ở, ăn uống và điểm tham quan, vui chơi. Trước chuyến đi, tôi cần xác định muốn tận hưởng không gian cao cấp hay du lịch bụi, từ đó đưa ra lựa chọn ở khách sạn hay dorm trong ký túc xá. Chi phí tối đa của một bữa ăn ở mức bao nhiêu, có cần thiết phải mua đồ lưu niệm hay không và cần khoản dự phòng sự cố bao nhiêu là những câu hỏi cần tôi giải đáp.
Như đã nói, việc mua sắm các vật dụng cần thiết trong đợt khuyến mãi của sàn thương mại điện tử giúp tôi tiết kiệm không ít chi phí cho chuyến đi dài ngày này.
Sau khi đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị, tôi chỉ cần chờ đợi đến ngày xuất phát, khám phá những vùng đất ấn tượng, điểm đến mình yêu thích đầu năm mới.