Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Tôi vốn là giáo viên, vì virus corona mà thành streamer'

Li Meng, một giáo viên ở Phúc Kiến, Trung Quốc, nói vậy sau khi trải qua vài ngày dạy trực tuyến cho hàng trăm học sinh.

giao vien livestream day hoc anh 1

Theo lịch mọi năm, kỳ thi đại học gaokao khốc liệt chỉ còn vài tháng nữa sẽ diễn ra, khiến học sinh cuối cấp tại Trung Quốc vẫn miệt mài ngày đêm ôn thi bất chấp dịch corona. Giáo viên cũng không nằm ngoài guồng quay này và tìm mọi cách để hỗ trợ học trò từ xa. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột sang cách thức dạy online khiến không ít người rơi vào thế khó khi không biết sử dụng công nghệ. Hầu hết thầy cô không có kinh nghiệm phát trực tiếp và phải xem video của các vlogger, streamer nổi tiếng trên mạng để bắt chước. Ảnh: China Daily.

giao vien livestream day hoc anh 2

Trên các trang mạng xã hội tại Trung Quốc, những hình ảnh ghi lại cảnh giáo viên sáng tạo các đồ vật giúp cố định điện thoại được chia sẻ rộng rãi. Không có thiết bị phát chuyên nghiệp, thầy cô tận dụng mọi đồ vật trong nhà, từ chân quạt, giá gỗ, thân cây lau nhà hay móc treo quần áo, gậy selfie, cửa kính. Nhiều bình luận do cư dân mạng để lại thể hiện tình cảm yêu mến dành cho sự tận tình của những người đứng lớp. Ảnh: qq.


giao vien livestream day hoc anh 5

"Tôi vốn là một giáo viên, vì virus corona mà bất đắc dĩ trở thành người dẫn chương trình hay streamer như cách người trẻ thường gọi", Li Meng, giáo viên cấp 2 tại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, cho hay sau khi trải qua vài ngày lên lớp trực tuyến. Việc livestream dạy học dù sử dụng công nghệ hiện đại nhưng lại khiến người dạy gặp nhiều khó khăn hơn tưởng tượng. "Chúng tôi không thể nhìn thấy mặt của học sinh để xác định chúng có hiểu bài hay không", Li cho hay. Ngoài ra, học sinh cũng bị phân tâm ít nhiều khi các tạp âm thường xuyên lọt vào hay sự cố về đường truyền khiến màn hình tối đen, không thể nghe thấy thầy cô nói gì. Ảnh: qq.

giao vien livestream day hoc anh 6

Để đảm bảo giờ dạy trực tuyến diễn ra suôn sẻ, các giáo viên của trường tiểu học Giang Nam phải chuẩn bị từ một tuần trước. Mỗi tiết học chỉ kéo dài 15 phút nhưng đòi hỏi thầy cô phải kiểm tra trước hai lần nền tảng hay thiết bị phát sóng để đảm bảo âm thanh và màn hình không gặp sự cố. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp livestream bị tắt giữa chừng và phụ huynh, học sinh phải đợi xem lại sau đó. Ảnh: qq.

giao vien livestream day hoc anh 7

Guo Xu, một giáo viên toán tại Hoàng Cương (Hồ Bắc), cho hay lệnh phong tỏa đã khiến nhiều thầy cô bị mắc kẹt ở quê nhà và không thể quay lại thành phố. “Họ không truy cập được vào các thiết bị thích hợp để phát trực tiếp. Vì vậy, một số ít giáo viên ở lại thành phố phải dạy cho tất cả học sinh. Số lượng lên đến hàng nghìn, nhưng mỗi môn học chỉ có duy nhất 2 người đứng lớp”, anh cho hay. Ảnh: Sixth Tone.

giao vien livestream day hoc anh 8

Việc học từ xa khiến nhiều giáo viên lo ngại về tính hiệu quả. “Chúng tôi phải nhờ cậy đến cha mẹ, giáo viên chủ nhiệm giám sát và đảm bảo học sinh nộp đủ bài tập đúng thời hạn”, Yang Fan, một giáo viên cấp 3 tại thành phố Hoàng Cương, chia sẻ. Trường của Yang không tổ chức lớp học livestream vì nhiều học sinh thiếu thiết bị cần thiết. Thay vào đó, họ sử dụng các bài học được thiết kế trước đó từ một website giáo dục có sẵn. Mỗi ngày, các lớp học chỉ gặp nhau trên mạng để học sinh báo cáo tình hình sức khỏe theo yêu cầu bắt buộc của nhà trường. Ảnh: Sixth Tone.

Những đôi vợ chồng bác sĩ cùng kề vai chiến đấu với corona

Trong cuộc chiến chống virus corona, có không ít bác sĩ là các cặp vợ chồng. Những người bạn đời trở thành đồng nghiệp cùng hỗ trợ lẫn nhau để đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm.

Trà My

Bạn có thể quan tâm