Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tôn vinh giá trị ảo?

Báo chí hay bình luận rằng giới trẻ hiện nay hay chạy theo giá trị ảo, với những xe hơi, nhà lầu... Các thần tượng như Vietnam idol chỉ là thần tượng ảo? Phim ảnh đạt doanh thu cao nhưng cũng chỉ là giá trị ảo vì chất lượng phim không ra gì?

Tôn vinh giá trị ảo?

Tôn vinh giá trị ảo?

(Zing) - Báo chí hay bình luận rằng giới trẻ hiện nay hay chạy theo giá trị ảo, với những xe hơi, nhà lầu... Các thần tượng như Vietnam idol chỉ là thần tượng ảo? Phim ảnh đạt doanh thu cao nhưng cũng chỉ là giá trị ảo vì chất lượng phim không ra gì?

Tui thì nghĩ khác. Tui thấy rằng đó mới là giá trị thật. Đó là bản chất thật của xã hội bây giờ. Cho dù cố lấp liếm, cố che đậy, nhưng cái "mùi" của những "giá trị bị gọi là ảo" ấy vẫn bốc ra.

Người ta nghĩ rằng thị hiếu của dân chúng rất cao. Người ta không chịu đựng nổi nhạc "Siêu nhân gao, giữa anh và cha em phải chọn một, để anh còn tính chuyện kiếp đỏ đen", nên bình chọn cho âm nhạc của "Chuồn chuồn ớt ngoài những ô cửa hình lập phương bay đi đường xa vạn dặm rớt xuống dòng nước sâu" mới là chuẩn. Tui không đánh giá loại nhạc nào hơn loại nhạc nào, vì tuỳ vào vị trí của mỗi người, họ sẽ có một cách hưởng thụ riêng. Thế nhưng tui nghĩ rằng những ca sĩ hát Kiếp đỏ đen mới đông người hâm mộ, và vì thế, anh ta mới là "thật tượng thật" do xã hội tôn lên, còn ca sĩ hát Nước sâu thì chỉ một nhóm người yêu thích, và sự "ngôi sao" hay "thần tượng" của cô, may mắn thay lại được giới báo chí hoặc thật sự yêu thích hoặc giả vờ yêu thích để được gắn mác "hàn lâm", được tôn vinh trên mặt báo với những "giá trị ảo". ("giá trị ảo ở đây không nhằm chỉ vào ca sĩ mà nhằm nói về người nghe nhạc, nên tui không nói là anh ca sĩ này mới có giá trị thật, chị ca sĩ kia là giá trị ảo)

Cũng tương tự với phim ảnh. Báo chí ngày đêm than vãn "phim Đẻ mướn rẻ tiền", "phim Sống trong sợ hãi nghệ thuật", tại sao "rẻ tiền ăn khách", tại sao "nghệ thuật ế ẩm". Sự cố gắng nỗ lực tôn vinh Sống trong sợ hãi, Mùa len trâu, Chuyện của Pao chỉ tạo ra những giá trị ảo về mặt xã hội. Nhu cầu của xã hội là đàn ông có bầu, đẻ mướn, nữ tướng cướp, chứ không phải là là Mùa len trâu, chuyện của Pao, hay sống trong sợ hãi. Thị hiếu của khán giả số đông chỉ là chuyện con mẹ mập đang chạy thì té cái bịch nhân tiện đánh đ*t, chứ không phải là chuyện cô gái H"Mông suốt ngày đi lông bông rồi ra bờ sông ngóng trông.

Thay vì cố công che đậy sự thật là thị hiếu của khán giả ngày này về hưởng thụ văn hoá đang đi xuống trầm trọng, không thấy mấy ai đặt ra câu hỏi: TẠI SAO điều đó xảy ra. Tại sao những Siêu nhân gao được hát nghêu ngao? Còn Nước sâu thì còn lâu!

Chẳng phải là chuyện gì quá khó hiểu. Trên một tờ báo, có nhà báo viết bình luận về văn học rằng văn học nước ngoài ở Việt Nam ngày càng làm giá trị đạo đức xã hội suy đồi, chẳng hạn những tác phẩm như Rừng Na Uy, Hạt cơ bản vì những truyện này kích động giới trẻ quan hệ tình dục bừa bãi! Sự hiểu biết của người làm đại diện cho công luận trên mặt báo chỉ đến đó, chẳng trách gì sự hiểu biết của đông đảo độc giả cũng chỉ loanh quanh tiểu thuyết ba xu. Cũng như với điện ảnh, cứ thử đem một phim nghệ thuật mà các nhà báo ngày đêm ca tụng thiết tha trên mặt báo ra rạp chiếu, đừng nói tới khán giả số đông làm gì, ngay chính các nhà báo đó liệu có BỎ TIỀN ra xem không (mà có khi cho vé mời cũng chẳng đi xem), hay họ mè nheo, hăm doạ những chủ phim sản xuất các phim mà họ gọi là rẻ tiền cho vé mời đi xem bằng mọi cách, nếu không được cho vé mời thì họ cũng tìm cách lẻn vào vào rạp trong những buổi chiếu thử, có bị mời ra họ cũng mặt dày mày dặn chui vào trở lại. Nhưng nếu nói rằng thị hiếu của dân ta thấp kém, sẽ bị mang tiếng là "bôi nhọ xã hội", "mỉa mai xã hội", "cay đắng xã hội".

Cũng như Vietnam Idol. Hết báo này đến báo khác than thở "tại sao ca sĩ xứng đáng không được vào vòng trong". Thôi không bàn chuyện ai xứng đáng hơn ai - chẳng qua nhà báo này thích ca sĩ đó thì cho là ca sĩ đó xứng đáng hơn mà thôi - mà câu hỏi tui thắc mắc là vì sao ngừơi ta không nhìn nhận kết quả của cuộc thi này là một dữ kiện để nhìn thấy thị hiếu của khán giả hôm nay. Hãy đặt câu hỏi, hãy làm điều tra: thị hiếu thật sự của khán giả chúng ta đang nằm ở đâu? Họ đang thực sự nghe gì, xem gì, đọc gì? Và vì đâu nên nỗi? Điều đó quan trọng hơn việc điều tra xem cái máy xử lý tin nhắn của cuộc thi có gian lận hay không.

Dĩ nhiên là chuyện điều tra xã hội học thì không hấp dẫn ăn khách bằng việc điều tra cái máy xử lý tin nhắn. Và theo lẽ thường, cái gì giật gân, dễ nuốt thì người ta thích thú quan tâm, bán báo chạy hơn. Nên chả ai dại gì bỏ công ra điều tra xã hội học một cách nghiêm túc cả.

Thôi thì ta cứ tôn vinh cái giá trị ảo của xã hội mình vậy.

Phanxine

Bạn có thể quan tâm