Câu 1. Tống Giang là nhân vật sống vào thế kỷ thứ mấy?
Theo "Tống sử", Tống Giang là nhân vật lịch sử có thật. Ông sống vào thế kỷ 12, thời kỳ trị vì của nhà Tống ở Trung Quốc. Tuy vậy, năm sinh, mất của ông đến nay vẫn là bí ẩn. |
Câu 2. Trong chính sử Trung Quốc, Tống Giang là….?
Theo "Tống sử" và tác giả Khổng Đức Vũ - chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu văn hóa "Thủy Hử", Tống Giang không phải Tống Áp Ty hay Cập Thời Vũ Tống Giang làm quan cho triều đình như trong phim. Tống Giang trong chính sử là thủ lĩnh của một cuộc khởi nghĩa nông dân, chống lại triều đình nhà Tống. |
Câu 3. Tướng nào của Tống Giang bị triều đình nhà Tống bắt sống?
Trong chính sử, Lư Tuấn Nghĩa là tướng giỏi nhất của Tống Giang. Tuy nhiên, vào năm 1122, Tống Giang bị viên tướng Trương Thúc Dạ của triều đình bao vây căn cứ, quân Tống Giang thua trận phải trốn vào thành cố thủ. Lư Tuấn Nghĩa bị quân triều đình bắt sống. |
Câu 4. Kết cục của Tống Giang về sau…?
Theo sách “Hoàng Tống thập triều cương yếu”, sau khi bắt được Lư Tuấn Nghĩa, Trương Thúc Dạ vừa tấn công, vừa chiêu an. Cuối cùng, Tống Giang chấp nhận đầu hàng, quay về làm quan cho nhà Tống. Còn theo lưu truyền từ dân gian, ông bị Trương Thúc Dạ giết chết. |
Câu 5. Nghĩa quân nông dân của Tống Giang có bao nhiêu thủ lĩnh?
Theo sách “Hoàng Tống thập triều cương yếu” và kết quả nghiên cứu của nhiều nhà sử học Trung Quốc, cuộc khởi nghĩa Lương Sơn Bạc của Tống Giang chỉ có 36 thủ lĩnh (truyện "Thủy Hử" chép 108 thủ lĩnh). Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu văn hóa Khổng Đức Vũ, Tống Giang trong chính sử chưa từng giao chiến trực diện với Cao Cầu. |
Câu 6. "Thủy Hử" là tác phẩm của nhà văn nào?
"Thủy Hử" được cho là tác phẩm văn học kinh điển của nhà văn Thi Nại Am (1296-1370). Ông sống vào cuối đời Nguyên, đầu thời nhà Minh ở Trung Quốc. Cùng La Quán Trung, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần, ông là một trong những tác gia tiêu biểu của Trung Quốc thời Trung đại. |
Câu 7. Căn cứ Lương Sơn Bạc thuộc tỉnh nào của Trung Quốc hiện nay?
Trong "Thủy Hử", Lương Sơn Bạc là vùng đầm nước mênh mông, kéo dài tới 800 dặm. Thực tế, căn cứ Lương Sơn ở huyện Lương Sơn tỉnh Sơn Đông. Từ xưa, nơi đây là ngọn núi Lương Sơn. Sau đó, do sông Hoàng Hà đổi dòng, vùng này bị nhấn chìm trong biển nước, chỉ còn lại một số đồi núi nổi lên. |
Câu 8. "Thủy Hử" cùng tác phẩm nào nằm trong "tứ đại danh tác" của Trung Quốc?
Theo sách "Lịch sử Văn minh Thế giới", trong thời Trung đại, Trung Quốc có 4 tác phẩm văn học tiêu biểu được liệt vào hàng “Tứ đại danh tác” gồm: "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung, "Thủy Hử" của Thi Nại Am, "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân, "Hồng Lâu Mộng" của Tào Tuyết Cần. |