Các con thuyền nằm bên bờ sông Po ở khu vực Torricella của Italy, bị cạn nước do tình trạng nắng nóng và khô hạn kéo dài. Ảnh: AP. |
"Nếu chúng ta tiếp tục trì hoãn thực hiện các biện pháp cần thiết, tôi nghĩ rằng chúng ta đang tiến đến một tình huống thảm họa, được minh chứng bằng việc các kỷ lục về nhiệt độ bị phá vỡ", Guardian dẫn tuyên bố của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres, nhắc tới việc thế giới trải qua các ngày thứ 2 và thứ 3 nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử vào tuần này.
Theo Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Mỹ (NCEP), nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu đã đạt 17,18 độ C vào hôm 4/7, vượt qua kỷ lục 17,01 độ C được ghi nhận một ngày trước đó.
Dữ liệu tái phân tích khí hậu của Đại học Maine cho thấy trong khoảng thời gian 7 ngày kết thúc vào hôm 5/7, nhiệt độ trung bình hàng ngày cao hơn 0,04 độ C so với bất kỳ tuần nào trong 44 năm qua.
Dữ liệu trên cũng cho biết nhiệt độ trung bình tại Trái Đất vào hôm 5/7 vẫn giữ nguyên ở mức kỷ lục là 17,18 độ C.
Quá trình tái phân tích khí hậu sử dụng dữ liệu từ hệ thống dự báo thời tiết của NCEP để cung cấp thông tin nhiệt độ không khí ở độ cao 2 m trong một khoảng thời gian cố định. Các dữ liệu được đo bởi trạm trên mặt đất, khinh khí cầu và vệ tinh.
Cơ quan Nghiên cứu Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOOA) vào hôm 6/7 cho biết không thể xác minh những dữ liệu trên từ Đại học Maine.
Mặc dù vậy, cơ quan này cũng đồng tình rằng thế giới đang nóng lên do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu kết hợp với hiện tượng El Nino. "Chúng tôi đã ghi nhận nhiệt độ bề mặt đạt mức kỷ lục tại nhiều khu vực trên thế giới", NOOA cho biết.
Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn
Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.