Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM cảnh báo bệnh truyền nhiễm vào mùa

Trong 11 tuần đầu năm, TP.HCM đã có 1.495 ca bệnh tay chân miệng đến khám và nhập viện. Riêng tuần qua, số ca tăng 41%.

Trẻ bị tay chân miệng phải nhập viện điều trị tại khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện nhi đồng 1. Ảnh: BVCC.

Thông tin trên được bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chiều 21/3.

Theo bà Nga, tháng 3 và 4 hàng năm là khoảng thời gian thường ghi nhận sự gia tăng của bệnh tay chân miệng, thủy đậu, quai bị và có thể hình thành các chùm ca bệnh trong các trường học hoặc những khu vực tập trung nhiều trẻ em.

Hệ thống giám sát dịch tễ bệnh truyền nhiễm của thành phố ghi nhận, trong 11 tuần đầu năm đã có 1.495 ca tay chân miệng đến khám và nhập viện. Riêng tuần vừa qua (tuần 11) đã có 107 ca tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước đó.

Trong buổi họp báo, bà Nga cũng thông tin số lượng ca bệnh các mặt bệnh truyền nhiễm khác, thường xuất hiện vào mùa hè.

Cụ thể, đối với bệnh thủy đậu, trong 11 tuần đầu năm có 328 ca được báo cáo, trong 4 tuần qua không ghi nhận ca mới.

Đối với bệnh sởi, từ sau đợt dịch sởi năm 2019 đến nay, thành phố không ghi nhận ca mắc sởi. Tuy nhiên, với tỷ lệ bao phủ vaccine sởi chưa đạt 95%, nguy cơ xuất hiện ca bệnh sởi tại thành phố là rất lớn, trong bối cảnh đã xuất hiện ca bệnh tại một số tỉnh thành khác trong cả nước.

Bên cạnh đó, từ sau đợt bùng phát đau mắt đỏ tháng 9/2023 đến nay, thành phố chỉ còn ca rải rác, không ghi nhận các chùm ca bệnh đau mắt đỏ trong trường học.

Bà Nga cho hay ngành y tế thành phố luôn xem chủ động phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt phòng, chống dịch bệnh trong trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành.

Do đó, các hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường học được triển khai thường quy, được sự giám sát chặt chẽ của Trung tâm Y tế, trạm y tế dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của HCDC.

benh tay chan mieng TP.HCM anh 1

Bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc HCDC thông tin về tình hình các bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thuận.

Ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và mọi người thân trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và người chưa có miễn dịch

  1. Thực hiện tiêm chủng theo lịch đối với tất các bệnh đã có vaccine như sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm, phế cầu…
  2. Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; trước và sau khi chăm sóc trẻ nhỏ hoặc người bệnh, sau khi tiếp xúc động vật, sau khi
  3. Nếu trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh, cần đưa trẻ đi khám bệnh tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho nhà trường được biết.
  4. Nếu trẻ được chẩn đoán là các bệnh truyền nhiễm, cần cho trẻ nghỉ ở nhà đúng thời gian quy định đồng thời hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác, thai phụ hoặc người cho có miễn dịch để tránh lây lan bệnh.
  5. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động thể lực phù hợp cũng góp phần nâng cao sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm.

Ngoài các bệnh truyền nhiễm nêu trên, hiện nay một số tỉnh thành đang xuất hiện các ca bệnh dại, ngành y tế thành phố cũng khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biên pháp phòng chống bệnh dại.

- Với người nuôi chó, mèo cần thực hiện nghiêm việc khai báo với chính quyền địa phương, tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của cơ quan thú y.

- Thực hiện nuôi, nhốt, xích hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình, không thả rông nhất là ở các khu đô thị, nơi đông dân cư.

- Khi cho chó ra đường phải có dây dẫn, rọ mõm đề phòng cắn người và gây tai nạn giao thông, đồng thời phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, mất vệ sinh ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

- Trong trường hợp người bị chó, mèo cắn cần xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị cắn và đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời.

- Không sử dụng thuốc đông y hoặc các thuốc khác, không theo quy định của ngành y tế.

Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?

Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.

Chó dại lao vào nhà cắn người ở Đồng Nai

Đang ở trong nhà, bệnh nhi 11 tuổi bất ngờ bị con chó hoang nặng 12 kg tấn công vào chân và mặt khiến máu chảy nhiều.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm