UBND TP.HCM đề xuất giảm học phí cho học sinh các cấp. Ảnh: Duy Hiệu. |
UBND TP.HCM mới trình Hội đồng nhân dân TP dự thảo về việc ban hành nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024-2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn.
Học phí giảm sâu
Theo đó, dự thảo nêu rằng mức học phí từ năm học 2024-2025 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên của hai nhóm đối tượng được nêu như sau.
Việc thu học phí được áp dụng cho 2 nhóm đối tượng. Nhóm 1 là học sinh tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân; nhóm 2 là học sinh học tại các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Trong khi đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 thực hiện theo Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TP.HCM theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
Như vậy, TP.HCM đang đề xuất giảm học phí cho học sinh ở tất cả cấp học và đặc biệt là giảm sâu ở bậc THCS.
Cụ thể, trong năm học 2023-2024, học phí của học sinh THCS nhóm 1 là 300.000 đồng, nhóm 2 là 100.000 đồng, nhưng đến năm học 2024-2025, TP.HCM đề xuất giảm học phí của các em xuống lần lượt là 60.000 đồng và 30.000 đồng.
Học phí bậc THPT cũng được giảm đáng kể, từ 300.000 đồng xuống 120.000 đồng ở nhóm 1 và 200.000 đồng xuống 100.000 đồng ở nhóm 2.
Một lưu ý là mức học phí đối với cấp tiểu học trong bảng trên không phải là mức thu thực tế cho phép thu, chỉ làm căn cứ thực hiện chính sách: Hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.
Ngoài ra, mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến (học online) bằng 50% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành. Mức thu học phí được làm tròn đến đơn vị nghìn đồng.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục sẽ xây dựng mức thu học phí năm học 2024-2025 trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét phê duyệt.
Thêm nhiều đề xuất mới
Ngoài học phí, UBND TP.HCM cũng làm tờ trình về ban hành Nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn từ năm học 2024-2025.
TP.HCM có thêm đề xuất về việc trông giữ trẻ trong dịp hè. Ảnh: Duy Hiệu. |
Theo đó, một số nội dung được đổi mới so với Nghị quyết số 04/2023/NQ-HĐND bao gồm:
Thứ nhất là điều chỉnh “Tiền tổ chức nuôi dạy trẻ mầm non trong hè” thành “Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trong các ngày nghỉ, không bao gồm các ngày lễ tết, không bao gồm tiền ăn)”. Mức thu là 128.000 đồng/học sinh/ngày.
Mức thu này được điều chỉnh trên cơ sở chi phí giữ trẻ ngoài giờ (các ngày bình thường trong kế hoạch năm học) 12.000 đồng/trẻ/giờ, ngày nghỉ được tính 2 lần và phù hợp với thực tế phát sinh ngày thứ 7, chủ nhật và thời gian hè. Khoản thu này đã bao gồm chi phí thù lao cho người trông giữ trẻ và chi phí quản lý, vận hành.
Còn về việc điều chỉnh tên gọi “Tiền tổ chức nuôi dạy trẻ mầm non trong hè” thành “Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trong các ngày nghỉ, không bao gồm các ngày lễ tết, không bao gồm tiền ăn)”, UBND nêu rằng đó là điều phù hợp với tính chất của dịch vụ.
Đây không phải là dịch vụ giảng dạy và không có tính chất giảng dạy, chỉ là dịch vụ theo nhu cầu của cha mẹ trẻ em mầm non cần trông giữ trẻ thêm trong thời gian sau giờ hành chính và trong các ngày nghỉ để cha mẹ làm việc.
Trong thời gian này, cơ sở giáo dục chỉ thực hiện trông giữ và chăm sóc trẻ, không thực hiện các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục.
Thứ hai là bổ sung nội dung chi phí thuê máy lạnh cấu thành vào khoản thu “Dịch vụ sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh” và điều chỉnh tăng mức thu tối đa từ 50.000 đồng/học sinh/tháng lên 110.000 đồng/học sinh/tháng.
Cụ thể: Mức thu tối đa 50.000 đồng/học sinh/tháng áp dụng đối với những lớp đã được trang bị sẵn máy lạnh và tối đa 110.000 đồng/học sinh/tháng đối với những lớp có nhu cầu sử dụng nhưng chưa có máy lạnh, phải đi thuê.
Giá thuê tham khảo là 1.320.000 đồng/máy/tháng, mỗi lớp trang bị 2 máy, 45 học sinh/lớp, tạm tính 60.000 đồng/học sinh/tháng.
Cơ sở để TP.HCM đưa ra đề xuất này là nhiệt độ tại thành phố trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người dân nói chung, việc học tập của học sinh nói riêng.
Với áp lực dân số của thành phố, sĩ số một lớp trung bình từ 30-45 học sinh, ở những địa bàn đông dân cư có thể lên đến 50 học sinh/lớp. Trong những ngày nóng đỉnh điểm lên đến 38-39 độ C, quạt máy không đủ sức giảm nhiệt.
Việc thuê máy lạnh để sử dụng tạm thời trong thời gian năm học, giảm bớt sức nóng cho học sinh trong mùa nắng nóng là giải pháp và nhu cầu thiết thực, chính đáng của học sinh và cha mẹ. đồng thời huy động được nguồn lực xã hội hóa để bảo đảm điều kiện tốt nhất cho học sinh có sức khỏe, an tâm học tập và rèn luyện.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.