Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM ghi nhận thêm 2 ca bệnh sởi

Từ đầu năm đến nay, TP.HCM ghi nhận có 4 trẻ mắc bệnh sởi, tất cả đều chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Bệnh sởi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng sống của trẻ nhỏ. Ảnh: Shutterstock.

Thông tin trên được bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố, chiều 6/6.

Trong 4 ca sởi vừa phát hiện, có 2 trường hợp ở quận Bình Tân, 2 ca ngụ tại huyện Hóc Môn. Tất cả trẻ đều ở độ tuổi từ 13 đến 24 tháng, cả 4 bé đều chưa được tiêm vaccine phòng sởi.

Lý giải nguyên nhân trẻ chưa được tiêm vaccine, gia đình các bé cho biết có trẻ thường xuyên bị bệnh, có trẻ không được đưa đi tiêm vì phụ huynh bận đi làm. Theo đại diện HCDC, việc phụ huynh quên đưa con đi tiêm vaccine phòng bệnh không phải là tình trạng hiếm gặp ở thành phố.

Ngay từ đầu năm, ngành y tế đã nhận định nguy cơ xảy ra dịch sởi ở thành phố là rất lớn bởi thời gian dài gián đoạn vaccine. Do đó, khi có đủ các loại vaccine ở tất cả phường xã, ngành y tế đã kêu gọi, vận động người dân cho con đi tiêm, nhưng đến nay vẫn còn nhiều trẻ vẫn chưa được đi tiêm chủng.

Sở Y tế TP.HCM đã ban hành kế hoạch tiêm bù vaccine của Chương trình Tiêm chủng mở rộng, chỉ đạo các cơ quan chủ động giám sát tích cực trong phát hiện ca bệnh.

Để tăng tỷ lệ bao phủ vaccine, ngành y tế đã triển khai một số hoạt động như rà soát danh sách trẻ trên hệ thống tiêm chủng quốc gia để phát hiện những trẻ chưa tiêm chủng sẽ mời đi tiêm. Song song đó, Sở huy động mạng lưới cộng tác viên sức khoẻ tiếp cận đưa trẻ ở cộng đồng đến tạm y tế để tiêm chủng.

Đối với những trẻ đang đi học, Sở sẽ phối hợp với nhà trường rà soát những trẻ chưa tiêm để vận động đi tiêm. Những trẻ bị các bệnh mạn tính, bệnh bẩm sinh sẽ được tiêm chủng ở bệnh viện.

Nhằm phòng ngừa lây lan, khi phát hiện những ca bệnh sởi có biểu hiện lâm sàng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã phối hợp với các trung tâm và trạm y tế triển khai biện pháp như điều tra dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc và theo dõi người bệnh.

Bên cạnh đó, Sở Y tế kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp sau để phòng bệnh sởi:

  • Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, duy trì chế độ vận động, luyện tập thể dục thể thao khoa học để nâng cao sức đề kháng.
  • Hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ sởi như sốt, phát ban và viêm hô hấp (ho, chảy nước mũi, …).
  • Khi có biểu hiện sốt phát ban dạng sởi thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.

Sở Y tế Đà Nẵng có giám đốc sau 3 năm 'để trống'

Sáng 6/6, Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng và Ban cán sự Đảng UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm