Bé trai được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Ảnh: Duy Hiệu. |
Ngày 1/2, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi các cơ sở y tế trực thuộc để sẵn sàng các phương án ứng phó với tình huống cấp cứu dịch bệnh trong Tết Nguyên đán sắp tới.
Cụ thể, Sở yêu cầu các bệnh viện cần đảm bảo thuốc, máu, vật tư, hóa chất, giường bệnh... để kịp thời cứu chữa cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, cần xây dựng phương án chi tiết để đảm bảo công tác trực cấp cứu nếu xảy ra hàng loạt thảm họa, tai nạn, ngộ độc.
Khi phát hiện từ 2 trường hợp ngộ độc cùng một sự việc, các bệnh viện cần đảm bảo cấp cứu, điều trị cũng như báo cáo về các cơ quan quản lý liên quan để điều tra và xác minh.
Các bệnh viện cũng cần phối hợp với Trung tấp Cấp cứu 115 TP.HCM sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ cấp cứu y tế khi có yêu cầu.
Sở Y tế cũng giao Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM chuẩn bị phương án cấp cứu tại các sự kiện đông người, sẵn sàng nhân sự phục vụ công tác cấp cứu. Đơn vị này cũng cần làm đầu mối tiếp nhận thông tin, điều phối, phục vụ công tác cấp cứu y tế nếu cần.
Bên cạnh đó, để chủ động ứng phó với các dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán, các bệnh viện cần rà soát, tăng cường công tác tiếp nhận, thu dung và điều trị người bệnh Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.
Các bệnh viện tuyến cuối điều trị Covid-19 gồm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cần thành lập các đội phản ứng nhanh, tổ tâp huấn, sẵn sàng hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới, tuyến tỉnh nếu cần.
Trong trường hợp tình hình Covid-19 căng thẳng, các bệnh viện này cũng cần sẵn sàng nhân sự chuyên môn, vật tư, trang thiết bị y tế để sẵn sàng ứng phó.
Ngoài ra, các bệnh viện cần phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh thành phố (HCDC) giám sát các ca bệnh cũng như biến thể.
Sở Y tế cũng giao nhiệm cụ cho HCDC triển khai các biển pháp phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, thúc đẩy tiêm vaccine Covid-19, truyền thông giáo dục sức khỏe và giám sát tình hình dịch Covid-19.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.