Một người phụ nữ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã đăng một video lên tài khoản Douyin - @zhaoziyun - của mình, trong đoạn clip, cô chia sẻ về những tờ tiền giả có in rõ cả "mã thực hành" trên đó.
Cô cho biết trước đó cô đã trả lại chiếc Iphone bị mất cho chủ nhân của nó và cô nhận được một phong bì màu đỏ với 3.100 nhân dân tệ ở bên trong (khoảng 430 USD) làm phần thưởng cho lòng tốt của mình.
Tuy nhiên, ngày hôm sau, khi mở bao thư ra, cô bàng hoàng phát hiện bên trong toàn là những tờ tiền giả - đây là tiền được nhân viên ngân hàng sử dụng để thực hành đếm tiền.
Ngay sau đó, người phụ nữ đã điện thoại báo cảnh sát. Cô cho rằng đây là hành vi "xúc phạm". Cảnh sát đã liên lạc với chủ nhân của số tiền, người này thừa nhận việc đưa tiền giả là có chủ ý.
Người phụ nữ sửng sốt khi phát hiện ra phần thưởng của mình được làm từ tiền giả dùng để đào tạo nhân viên ngân hàng. Ảnh: Douyin. |
Yi Xu, luật sư của công ty luật Hunan Jinzhou, nói với hãng truyền thông Xiaoxiang Morning Herald rằng việc trả tiền giả làm phần thưởng có thể cấu thành hành vi lừa đảo.
Khi được cảnh sát hỏi có yêu cầu tiền chuộc từ chủ nhân của chiếc Iphone không, người phụ nữ khẳng định là không. Tuy nhiên, một quan chức tại địa phương nói với Jimu News rằng "món quà" của chủ sở hữu là phản ứng tức giận vì ban đầu người phụ nữ này từ chối trả lại điện thoại.
Trước lời cáo buộc, phía @zhaoziyun cũng đăng tải đoạn video giám sát 10 ngày trước. Một trong số họ khẳng định mình là chủ nhân của chiếc điện thoại.
Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định người tìm thấy tài sản bị mất phải báo cảnh sát và trả lại cho chủ sở hữu một cách kịp thời.
Cũng theo bộ luật này, chủ sở hữu cần hậu tạ cho người tìm thấy "các chi phí cần thiết", chẳng hạn như chi phí để giữ đồ vật an toàn và cần thực hiện lời hứa về phần thưởng khi nhận lại được tài sản bị mất.
Tuy nhiên, nếu người nhặt được cố ý giữ lại đồ vật đó kể cả khi chủ nhân của nó tìm thấy thì người nhặt được không có quyền nhận phần thưởng.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.