Sông băng Pedersen, Alaska, hè 1917 và hè 2005 (88 năm sau). Các sông băng ở Vườn Quốc gia Kenai Fjords, gần Seward, Alaska, Mỹ, đã suy giảm nhanh chóng do tác động của biến đổi khí hậu. Từ các cao nguyên, băng đá tan chảy xuống các hồ nước khiến chúng ngày càng mở rộng. |
Biển Aral, Trung Á, tháng 8/2000 và tháng 8/2014. Biển Aral từng là hồ nước lớn thứ 4 trên thế giới. Các công trình thủy lợi được xây dựng ở đây đã giúp trồng trọt phát triển nhưng lại tàn phá biển Aral. Hồ nước mặn này không ngừng co hẹp và bốc hơi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của khu vực. |
Hồ Oroville, California, tháng 7/2010 và tháng 8/2016. Hồ Oroville được tạo thành bởi đập Oroville ngăn sông Feather, phía bắc California, Mỹ. Hồ chứa nước này đã bị cạn khô trong năm ngoái, gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cấp nước của khu vực. |
Hồ Powell, bang Arizona và Utah, Mỹ, tháng 3/1999 và tháng 5/2014. Hồ Powell nằm ở ranh giới giữa Arizona và Utah, tạo thành sau khi đập Glen Canyon được xây dựng dọc sông Colorado. Con đập được xây dựng đã khiến các hẻm núi, suối nước và môi trường sống của động vật hoang dã bị dòng nước nuốt chửng. Ngày nay, nơi đây trở thành địa điểm giải trí nhưng mực nước xuống thấp cũng gây tổn hại tới du lịch. |
Sông băng Bear, Alaska, Mỹ, tháng 7/1909 và tháng 8/2005 (96 năm sau). Giống như sông băng Pedersen, sông băng Bear ở vùng băng đá Harding, Vườn Quốc gia Kenai Fjords, đã tan chảy xuống phía dưới. Trong vài thập kỷ qua, sông băng Bear đã bị bào mòn khoảng 0,75 m mỗi năm. |
Quần thể rừng ở Rondonia, Brazil, tháng 6/1975 và tháng 8/2009 (34 năm sau). Sự biến đổi các cánh rừng nhiệt đới thành đồng cỏ, đất canh tác đang diễn ra nhanh chóng khiến chúng ngày càng trở nên cằn cỗi. |
Đỉnh Matterhorn ở dãy Alps, nằm giữa biên giới Thụy Sĩ và Italy, tháng 8/1960 và tháng 8/2005 (45 năm sau). Đỉnh núi cao và nổi tiếng hàng đầu ở châu Âu này đang bị sụt giảm do biến đổi khí hậu. |
Rừng Mabira, Uganda, tháng 11/2001 và tháng 1/2006. Diện tích rừng ở Uganda đang bị mất dần do phát triển kinh tế, gây ảnh hưởng tới đa dạng sinh học và cuộc sống của người dân địa phương. |
Sông nhân tạo, Libya, tháng 4/1987 và tháng 4/2010. Đây là một trong những dự án phát triển dân sự lớn nhất mà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã tiến hành. Mục đích của dự án là cung cấp nước sạch cho mọi người, biến sa mạc trở nên xanh tươi và giúp Libya có thể tự cấp về thực phẩm. Công trình kĩ thuật vĩ đại này bao gồm mạng lưới đường ống ngầm dẫn nước ngọt từ các tầng chứa nước nằm sâu dưới sa mạc tới các thành phố của Libya. |
Sông băng Qori Kalis, Peru, tháng 7/1978 và tháng 7/2011 (33 năm sau). Những sông băng được tạo thành do tuyết rơi nén thành các khối băng trong nhiều thế kỷ có thể bị tan chảy chỉ trong vài chục năm, do chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu của khu vực và toàn cầu. |
Hồ Mar Chiquita, Argentina, tháng 7/1998 và tháng 9/2011. Hồ nước muối tự nhiên lớn nhất Nam Mỹ này bị thu nhỏ lại do hoạt động thủy lợi và hạn hán. |
Quần thể rừng ở Uruguay, tháng 3/1945 và tháng 2/2009 (34 năm sau). Uruguay đã mở rộng diện tích rừng từ 45.000 ha lên 900.000 ha. Tuy nhiên, điều này đã gây suy giảm đa dạng sinh học của khu vực rừng. |