
Tâm lý phổ biến sau kỳ thi tốt nghiệp là “xả hơi” sau thời gian dài áp lực. Nhưng một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay đang lựa chọn một lộ trình khác, thay vì nghỉ ngơi, các bạn chủ động tranh thủ khoảng thời gian chuyển tiếp để bước đầu làm quen với môi trường đại học.
Không thụ động chờ đợi kết quả thi hay “chơi nốt một hè”, nhiều thí sinh đã nhìn xa hơn vào thực tế rằng đại học không chỉ là cột mốc học thuật, mà còn là bước chuyển lớn trong cách sống, cách học, cách làm việc.
Khi học sinh chủ động làm quen với đại học
Để thích nghi tốt với một thế giới “mới mẻ” như môi trường đại học, trải nghiệm trước trở thành chìa khóa. Từ các lớp tiếng Anh trải nghiệm đến các khóa rèn kỹ năng mềm... đều là những hoạt động không mang tính bắt buộc, nhưng mang lại lợi ích thiết thực mà chính các bạn học sinh mới là người cảm nhận rõ nhất.
“Tôi chọn tham gia lớp trải nghiệm tiếng Anh và kỹ năng của trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) vì muốn hiểu trước môi trường học mới. Mỗi buổi học đều tạo hứng thú, không áp lực nhưng giúp tôi tự tin hơn hẳn với việc nói tiếng Anh và làm việc nhóm. Tôi cảm thấy mình không còn quá bỡ ngỡ như trước nữa”, Nguyễn Lê Minh Khang (TP.HCM) chia sẻ sau một tuần học trải nghiệm tại UEF.
![]() |
Các lớp trải nghiệm tiền đại học đang giúp học sinh 2k7 rút ngắn khoảng cách với giảng đường. |
Không giống lớp học phổ thông, những lớp trải nghiệm tại các trường đại học thường mô phỏng đúng mô hình lớp đại học: Sinh viên được khuyến khích chủ động tương tác với giảng viên, tự tìm hiểu tài liệu, trình bày ý kiến và thảo luận nhóm. Cách này giúp hình thành ngay từ đầu phương pháp học chủ động, kỹ năng mà rất nhiều sinh viên năm nhất còn thiếu.
Một điểm đáng chú ý là nhiều khóa trải nghiệm hiện nay còn kết hợp cả yếu tố định hướng ngành học. Tức là học sinh được trải nghiệm một tiết học thực tế có chủ đề liên quan đến ngành mình đang cân nhắc để cảm nhận rõ nội dung, phương pháp và yêu cầu của ngành.
“Trước đây, em nghĩ ngành Truyền thông là chỉ viết bài, làm video. Nhưng sau buổi học mô phỏng tại UEF, em mới thấy ngành này yêu cầu nhiều kỹ năng hơn, đặc biệt là kỹ năng tư duy phản biện, làm việc nhóm và công nghệ. Nhờ đó, em xác định rõ hơn mình có phù hợp hay không”, Phạm Quỳnh Như (Tây Ninh) chia sẻ.
Đây là điều đặc biệt quan trọng với các bạn trẻ đang lúng túng trong việc chọn ngành. Không ít trường hợp thí sinh chỉ dựa vào tên ngành, lời khuyên từ người thân hay “độ hot” trên mạng xã hội, dẫn đến tình trạng chọn sai, học dở và đổi ngành giữa chừng, gây tốn kém cả thời gian lẫn chi phí.
![]() |
Tâm thế sẵn sàng đang trở thành “vũ khí mềm” giúp học sinh tự tin vào đại học. |
Không chỉ định hướng ngành, các lớp học “tiền đại học” cũng là nơi học sinh được tiếp xúc với các kỹ năng nền tảng mà phổ thông chưa dạy kỹ: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, thuyết trình sáng tạo, quản lý thời gian, sử dụng công cụ học tập số, ứng dụng AI vào việc học...
Giảm “cú sốc” khi bước vào môi trường mới
Chuyển từ cấp 3 sang đại học luôn là bước ngoặt lớn. Dù đã hoàn tất kỳ thi THPT và chuẩn bị đăng ký nguyện vọng, hồ sơ nhập học, không ít bạn trẻ vẫn cảm thấy lúng túng trước những thay đổi lớn sắp tới từ cách học, cách sống, đến việc tự định hướng cho bản thân trong một môi trường mới, rộng lớn và ít sự kèm cặp hơn.
Chính vì thế, việc được làm quen trước với đại học thông qua các lớp học trải nghiệm, kỹ năng mềm hay buổi học mô phỏng ngành học trở thành “bước làm nóng” ngày càng được đánh giá cao về mặt tâm lý và hiệu quả định hướng.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Phụ huynh và học sinh đánh giá cao vai trò của lớp học tiếng Anh và kỹ năng. |
Hiện nay, nhiều tân sinh viên tương lai cũng đang tìm đến các chương trình trải nghiệm để giảm thiểu khoảng trống chuyển cấp - vốn là nguyên nhân dẫn đến những cú sốc tâm lý, học tập và giao tiếp trong giai đoạn đầu đại học. Việc không được chuẩn bị trước có thể khiến các bạn trẻ bị động, hụt hẫng, thậm chí mất định hướng khi bước vào một hệ thống đào tạo hoàn toàn khác với cấp 3.
Trong khi đó, những bạn từng tham gia lớp học trải nghiệm thường có lợi thế hơn khi đã có kinh nghiệm, biết mình học gì, môi trường ra sao, cần chuẩn bị gì để bắt nhịp nhanh chóng và hiệu quả.
Tại UEF, không khí trải nghiệm đang diễn ra sôi nổi khi từ ngày 1/7, hàng trăm học sinh 2k7 đã có mặt để kiểm tra tiếng Anh và xếp lớp học trải nghiệm “tiền đại học”. Các lớp tiếng Anh tại đây được xây dựng không theo kiểu ôn luyện khô khan, mà chú trọng phát triển phản xạ giao tiếp, khả năng tương tác, làm việc nhóm - những kỹ năng cốt lõi để học tốt trong môi trường đại học song ngữ.
Các bạn cũng được học thử theo mô hình lớp đại học, thảo luận bằng tiếng Anh với giảng viên, sinh viên khóa trên và làm quen dần với áp lực vừa đủ của môi trường học mới.
Chương trình kéo dài đến 30/8, hoàn toàn miễn phí, bao gồm nhiều nội dung bổ trợ như: Lớp tiếng Anh theo trình độ đầu vào, lớp học kỹ năng mềm, làm quen công nghệ, AI… kèm theo chuỗi tour tham quan, tư vấn định hướng cá nhân, gặp gỡ giảng viên, sinh viên khóa trên. Tất cả tạo nên một “khoảng đệm” lý tưởng giúp học sinh không bị đẩy ngay vào môi trường đại học xa lạ, mà từng bước làm quen, tự tin và chủ động hơn.
![]() |
Những “khoảng đệm” học tập mùa hè đang giảm đáng kể cú sốc chuyển cấp. |
“Tôi cho con tham gia các lớp kiểm tra tiếng Anh và sắp tới là học một số buổi kỹ năng tại UEF. Cháu có thể phần nào được tiếp cận môi trường sớm và mạnh dạn hơn. Tôi thấy chương trình rất cần thiết, giúp các con chuẩn bị tâm thế trước khi vào đại học”, anh Vũ Thanh Bình - phụ huynh học sinh đến từ Đồng Nai - cho biết.
Thực tế, vài tuần trải nghiệm không chỉ giúp thí sinh củng cố kiến thức, trau dồi kỹ năng, mà còn xây dựng một tâm thế sẵn sàng để bước vào đại học với tinh thần vững vàng, không bị choáng ngợp hay hoang mang. Giảm cú sốc chuyển cấp không phải là xóa sạch thách thức, mà là chuẩn bị đủ hành trang để đối mặt và vượt qua thách thức ấy một cách chủ động, tích cực.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) nhận hồ sơ học bạ THPT xét học bổng và tư vấn hướng dẫn đến ngày 15/7. Độc giả tìm hiểu và đăng ký chương trình tại đây.
Hotline: 02871085555, 02822362222 hoặc 0949981717
Facebook fanpage: facebook.com/uef.edu.vn
Website: uef.edu.vn
Zalo: uef.edu.vn/zalo