Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trái ngọt từ nỗ lực phi thường của người tự kỷ

Với sự cố gắng của bản thân, sự kiên nhẫn và tình yêu vô bờ của gia đình, những đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ lại đạt được thành công trong cuộc sống.

Trai ngot tu no luc phi thuong cua nguoi tu ky anh 1
Gerald Franklin (Mỹ): Chàng trai này là nhân viên thiết kế trò chơi và giao diện cho tập đoàn WebTeam. Thật khó tin anh là một người mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Vượt qua những khó khăn, Franklin tìm được đam mê và kết nối với thế giới qua công nghệ. Anh tâm sự: “Tôi muốn làm những trò chơi, ứng dụng và trang web thân thiện với cả những người khuyết tật hoặc có nhu cầu đặc biệt”. Hiện tại, Franklin đang hợp tác với The Spectrum Career, một trang web giúp người mắc ASD tìm việc làm. Ảnh: NPR.
Trai ngot tu no luc phi thuong cua nguoi tu ky anh 2
Jake Barnett (Mỹ): Năm lên 2 tuổi, Jake Barnett bắt đầu ngừng nói chuyện và không nhìn vào mắt người khác. Bác sĩ chẩn đoán cậu mắc bệnh tự kỷ. Tương lai của cậu trở nên u ám. Mọi người nghĩ Barnett sẽ không thể giao tiếp và học tập được. Ban đầu, cậu học lớp đặc biệt, nhưng mẹ Barnett đã đưa cậu về nhà tự dạy. Barnett hoàn thành xuất sắc chương trình toán và khoa học bậc Đại học khi mới lên 8 tuổi. Ảnh: AnonHQ.
Trai ngot tu no luc phi thuong cua nguoi tu ky anh 3
Năm 13 tuổi, Barnett đã học năm hai đại học, tham gia các dự án nghiên cứu khoa học và phụ đạo bạn cùng lớp. Năm 2015, Barnett đến Canada học lấy bằng Tiến sĩ. Cậu được cho là có chỉ số IQ 170, cao hơn cả Einstein. Ảnh: AnonHQ.
Trai ngot tu no luc phi thuong cua nguoi tu ky anh 4
Kerry Magro (Mỹ): Chàng trai 28 tuổi này là nhà hoạt động vì người khuyết tật, một tác giả sách nổi tiếng, cố vấn điện ảnh, nhà sáng lập tổ chức phi lợi nhuận và là nhân viên cốt cán của Autism Speaks. Magro hoàn toàn không biết nói tới tận năm 2 tuổi rưỡi, và bị chẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ năm lên 4 tuổi. Ảnh: Autism Speaks.
Trai ngot tu no luc phi thuong cua nguoi tu ky anh 5
Trong quá trình trưởng thành, Magro đã phải đương đầu với nhiều khó khăn, từ khả năng nhận biết tiếp xúc tới giao tiếp xã hội. Sau những chương trình trị liệu dài đằng đẵng và sự yêu thương của gia đình, Kerry đã chinh phục được nhiều thử thách. Ngày nay, anh đi khắp nước để truyền cảm hứng cho những người đồng cảnh ngộ. Ảnh: TED.
Trai ngot tu no luc phi thuong cua nguoi tu ky anh 6
Jessica-Jane Applegate (Anh): Năm 2012, cô bé 15 tuổi Jessica-Jane Applegate đoạt huy chương vàng môn bơi ở Thế vận hội Paralympic. Từ đó đến nay, Applegate đã phá nhiều kỷ lục của Anh và thế giới và trở thành một biểu tượng, niềm hi vọng cho những người mắc hội chứng tự kỷ. Ảnh: ITV.
Trai ngot tu no luc phi thuong cua nguoi tu ky anh 7
Christopher Duffley (Mỹ): Cậu bé mắc hội chứng tự kỷ này còn bị mù, nhưng có giọng ca trời phú. Vượt qua những khó khăn, Duffley đã phát triển tình yêu âm nhạc và có những màn trình diễn khiến người xem xúc động. Ảnh: Christopher Duffley.
Trai ngot tu no luc phi thuong cua nguoi tu ky anh 8
Jacob Velazquez (Mỹ): Velazquez bị chẩn đoán mắc ASD từ năm 2 tuổi, nhưng cậu bé có năng khiếu đặc biệt với đàn piano. Từ khi lên 6, cậu đã được coi là thần đồng piano và đi biểu diễn khắp nước Mỹ. Mẹ của Velazquez cho rằng điều quan trọng là tìm ra được điều khiếu những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỷ thích thú và có thể theo đuổi lâu dài. Ảnh: Zimbio.

Phát hiện thêm nguyên nhân gây tự kỷ ở trẻ

Trong khi nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ còn chưa rõ ràng, những kết quả của các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra những yếu tố liên quan đến hội chứng này.


Hải Đăng (Tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm