Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn

Tối qua 1/4, ca sĩ Ánh Tuyết thực hiện đêm nhạc mang chủ đề “Cát bụi” tại nhà hát Hoà Bình, kỷ niệm 8 năm ngày người nhạc sĩ tài hoa này về với…. cát bụi.

Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn

Tối qua 1/4, ca sĩ Ánh Tuyết thực hiện đêm nhạc mang chủ đề “Cát bụi” tại nhà hát Hoà Bình, kỷ niệm 8 năm ngày người nhạc sĩ tài hoa này về với…. cát bụi.

Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn

Ánh Tuyến là ca sĩ chủ lực của đêm diễn

Ngoài giọng ca chủ lực Ánh Tuyết, chương trình còn quy tụ các ca sĩ khách mời như: Nguyễn Ánh 9, Đức Tuấn, Nguyên Thảo, Xuân Phú, Nguyễn Thế Vinh, Lê Anh, Quỳnh Lan, Phi Thuý Hạnh, Thuỵ Long… ban nhạc ATB, dàn dây và kèn.

Với tông màu trắng chủ đạo, sân khấu được thiết kế thành một rừng cây trắng trụi lá, lác đác một vài chiếc lá vàng và đỏ. Nhờ hiệu ứng của dàn âm thanh và kỹ thuật ánh sáng, sân khấu dưới ánh đèn mờ ảo của những ngọn nến càng thêm lung linh và huyền ảo như chính cuộc đời nhạc sĩ.

Một chút gì hoang sơ, rộng lớn chứa đầy bí ẩn cần được khám phá. Con người thật của Trịnh Công Sơn đang giãi bày trong những ca khúc Người về bỗng nhớ (Ánh Tuyết), Thương một người và nỗi nguôi ngoai về người con gái xứ Huế trong bài Diễm xưa.

Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn

Chương trình đầy màu sắc với không gian trầm lắng ngâm nga...

Khán phòng với sức chứa hơn 1000 khán giả bỗng trầm lắng, ngâm nga để rồi lại day dứt với Để gió cuốn đi, Xin cho tôi, Xin mặt trời ngủ yên. Để rồi khi giọng ca vừa dứt, người nghe vẫn còn đang đắm mình, “đau đáu với những ca từ”. Thật lâu, khi vừa dứt mình thoát ra khỏi âm hưởng miên man đầy mê hoặc, những tiếng vỗ tay vang lên thánh thót.

“Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy. Ôi, cát bụi phận này…”, giọng ca ngọt ngào và êm ái như ru say lòng người, nhưng cũng có chút gì đó xót xa, như ai oán, như níu giữ một thứ gì đó trong Cát bụi, Lặng lẽ nơi này Có một ngày như thế.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tự đàn cho ca khúc Rừng xưa đã khép, tiếng đàn thống thiết vang lên cùng tiếng ca cao vút đầy trữ tình cả nữ ca sĩ Quỳnh Lan. Như lời nghệ sĩ Ánh Tuyết chia sẽ: “Giai điệu nhạc Trịnh không khúc khuỷu, không rắc rối mà rất đời, rất dễ nghe, dễ hát và dễ đi vào lòng người”. Nhờ vậy mà Em đi bỏ lại con đường, Tôi ơi đừng tuyệt vọng, Biển nghìn thu ở lại, cho đến Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui (Đức Tuấn), Hành quân trên đồi cao, rất nhẹ nhàng, nhẹ nhàng thấm sâu vào tâm hồn người yêu nhạc. Một chút gì lắng đọng khi nghe lời bài hát. Một chút gì đồng cảm sâu xa. Hãy lắng nghe và cảm nhận.

Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn
Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn
Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn

Hình ảnh cố nhạc sĩ Trịnh luôn hiện hữu trong đêm diễn

Điểm nhấn trong chương trình là Trường ca Tiếng hát Dã Tràng, gồm 13 chương. Tác phẩm ra đời năm 1962 nhưng sau đó bị thất lạc. Theo lời ban tổ chức thì mãi sau này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã cố công tìm kiếm qua bạn bè, qua những người đã từng tiếp xúc và góp mặt trong các buổi biểu diễn Dã Tràng trường ca trong khoảng thời gian 1962 – 1964.

Tiếng hát Dã Tràng được xem là trường ca đầu tiên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Sau khi sáng tác, ông đã chỉ huy ban hợp xướng biểu diễn tại Đại Hội lần thứ nhất do trường Sư phạm Quy Nhơn tổ chức vào năm 1964.

Năm 2004, ca sĩ Ánh Tuyết đã dựng và diễn lại tác phẩm này tại phòng trà ATB cũ. Nhưng lần dựng này rất công phu và hoành tráng. Theo lời của Ánh Tuyết, chủ phòng trà thì đây là món quà đặc biệt mà anh em nghệ sĩ dành tặng khán giả đến xem đêm nhạc.

Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn
Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn
Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn
Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn

Tiếng hát Dã Tràng gồm 13 chương nhưng mỗi chương rất ngắn, được chia làm 2 phần. Phần đầu là tiếng kêu ai oán của con dã tràng như lời câu hát “Dã tràng xe cát bao năm. Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”. Phần 2 chính là tâm sự nặng nề của chính nhạc sĩ. Tuổi 20 hăm hở ùa vào đời như một cơn bão lốc với bao lý tưởng, hoài bão nhưng cuộc đời lại như một cơn giông tố cuốn phăng đi tất cả. Không biết bấu víu vào đâu, không biết nương tựa nơi chốn nào, người thanh niên trẻ vội tìm đường vào tình yêu chạy trốn cuộc đời. “Xin cho ta níu kéo, xin cho ta nương nhờ nơi tình yêu…”

Trường ca này được chính ca sĩ Ánh Tuyết và dàn hợp xướng của ATB biểu diễn trong 15 phút. Với chất giọng khoẻ và lời bài hát đầy tâm trạng “dã tràng, dã tràng về với biển đông…”, đã thực sự thôi miên và làm cảm động người xem. Khi Trường ca vừa dứt, thời gian lúc này như thôi đưa, vẫn còn đau đáu lời kêu đầy khắc khoải. Không gian lúc này là sự đồng cảm, sẽ chia của tất cả mọi người…

Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn
Trầm lắng với đêm nhạc Trịnh Công Sơn

Còn lại gì sau đó? Có lẽ những bài ca làm vỡ bao điều; những cảm xúc chợt rung lên, hoà quyện trong những lời ca ngọt ngào, chậm rãi… Trong thế giới âm nhạc của Trịnh Công Sơn, người ta vứt bỏ bao bụi trần, vứt bỏ những thô ráp trong tâm hồn đến đây để chia sẽ, để lắng nghe.

8 năm ngày mất của cố nhạc sĩ đã trôi qua, ông đã về với cát bụi đời mình. Nhưng nhạc của ông vẫn còn đó, vẫn làm say đắm những tâm hồn yêu nhạc gắn kết lại với nhau, âm nhạc của ông đã “cứu rỗi những tâm hồn đã mất”. Bởi từ Trịnh Công Sơn người ta học được cái tâm như chính ông đã viết: “Sống trên đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”

Bài và ảnh: Kim Chi

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm