Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Kevin Dooley đã chứng kiến trận chiến dữ dội ở Brazil khi trăn Nam Mỹ làm gãy tất cả chân cá sấu và bất ngờ bỏ đi để con mồi chết dần.
Trong chuyến tham quan Pantanal ở Brazil, nhiếp ảnh gia Kevin Dooley (58 tuổi) nhìn thấy trăn Anaconda (trăn Nam Mỹ) chiến đấu với cá sấu Caiman trong vùng đất ngập nước. Con trăn đã quấn quanh cá sấu và buộc chặt cơ thể của nó. Sức mạnh của trăn khiến bốn chân cá sấu đều bị gãy. Cá sấu cuối cùng đã tìm cách cắn vào cổ kẻ thù nhưng sự phản kháng yếu ớt không làm tổn thương nghiêm trọng tới trăn,
Khi cuộc chiến kết thúc, ông Dooley nói con trăn ước tính dài hơn 8,5 m đã lặn xuống nước. Thay vì ăn thịt, trăn Nam Mỹ đã để lại con vật què quặt và mặc cho số phận của nó. Ông Dooley nói rằng cá sấu khả năng chết một thời gian sau đó.
Trăn thường giết chết con mồi bằng cách co thắt, từ từ siết chặt quanh cơ thể cho đến khi đối thủ chết ngạt. Tuy nhiên, lần này, con trăn đã rời đi khi cá sấu vẫn còn sống. Điều này cho thấy trăn không nhắm cá sấu làm con mồi mà có thể nó đã bị tấn công trước nên phản kháng.
Loài trăn được chụp bởi ông Dooley được cho là lớn nhất thế giới, có thể dài hơn 9 m và nặng gần 250 kg. Trong khi đó, trăn gấm (trăn mắt lưới châu Á) thường phát triển dài hơn, có cơ thể mỏng hơn và nặng bằng một nửa so với loài trăn Nam Mỹ.
Trăn Nam Mỹ và cá sấu Caiman đều sống ở các tuyến đường thủy của Brazil. Tại đây, chúng sử dụng các chiến thuật săn mồi giống nhau, nằm chìm trong nước chỉ để lộ đôi mắt, đợi khi con mồi không nghi ngờ đến gần và tấn công. Mặc dù cá sấu ăn hầu hết thứ chúng có thể giết, trăn lại không phải là con mồi điển hình. Cá sấu thường ăn cá, động vật có vú và chim.
Ông Dooley không thấy sự khởi đầu của cuộc chiến giữa trăn và cá sấu. Do đó, ông không thể nói con nào tấn công trước. Cá sấu đã có cơ hội để cắn trăn nhưng không thành. Con trăn đã trượt xuống nước, bỏ lại cá sâu với 4 chân bị gãy và có khả năng chết.
10 hố sâu ẩn dưới thác Cachoeira do Mutum (Brazil) giống hệt bể bơi tự nhiên giữa núi rừng. Những hố độc đáo hàng nghìn năm tuổi này thu hút du khách khắp nơi tới khám phá.
Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên, phần lớn diện tích của những khu rừng dưới đây có thể sẽ biến mất trong 15 năm nữa nếu các tổ chức không có hành động cứu vớt kịp thời.
Barsik được xem là con mèo béo nhất thế giới với cân nặng gần chạm ngưỡng 20 kg. Con mèo này không gặp vấn đề về mỡ trong máu dù sở hữu thân hình quá khổ.