Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trần Lực: Không thể rời xa điện ảnh!

Tay bế bé Bông, cô công chúa hơn một tuổi, Trần Lực đang hạnh phúc với vai trò làm cha. Yêu gia đình, nhưng vị Giám đốc này nhất định không xa đam mê môn nghệ thuật thứ bảy.

Trần Lực: Không thể rời xa điện ảnh!

Tay bế bé Bông, cô công chúa hơn một tuổi, Trần Lực đang hạnh phúc với vai trò làm cha. Yêu gia đình, nhưng vị Giám đốc này nhất định không xa đam mê môn nghệ thuật thứ bảy.

Trần Lực: Không thể rời xa điện ảnh!

Trần Lực và "công chúa" hơn 1 tuổi

Trần Lực xuất hiện với phong cách giản dị, điềm tĩnh, trên tay bồng “công chúa” hơn một tuổi. Anh khoe, đứa con thứ ba mới vừa tròn tháng, còn cậu cả giờ đã là sinh viên khoa đạo diễn Đại học sân khấu điện ảnh.

Bé Bông - anh gọi bé con thứ hai của mình như vậy - chạy tung tăng trong ngôi biệt thự đẹp và sang trọng của hãng phim Đông A. Thi thoảng, Bông chạy vào lòng bố mếu máo, nhưng bố chỉ nói vài câu, cô bé lại tròn mắt, mỉm cười nhìn xung quanh.

Trần Lực thổ lộ, anh có được cơ ngơi lý tưởng thế này, một phần nhờ học tập kinh nghiệm của bà xã, vốn rất giỏi về kinh doanh. Song dự định mở công ty tư nhân làm nghệ thuật theo cách  riêng của mình đã được anh ấp ủ từ khi học đạo diễn sân khấu tại Bungari.

Những năm 1992, 1993, anh và bạn bè thành lập trung tâm nghệ thuật biểu diễn với khá nhiều show được tổ chức phục vụ sinh viên thủ đô. Và Trần Lực coi đây như cuộc tập dượt cho kế hoạch trở thành “ông bầu” giải trí sau này.

Trần Lực lớn lên trong gia đình có nhiều thế hệ hoạt động sân khấu. Anh từng là học sinh đoàn kịch hậu cần, chuyên đóng vai quần chúng. “Lúc đó, công việc của tôi chỉ là ra giữa đám đông, nói một câu gì đó, xong lại bước vào”, anh vui vẻ nhớ lại.

Sau khi học sau đạo diễn sân khấu tại Bungari, chàng diễn viên chưa bao giờ được đóng vai chính ấy mơ ước xây dựng một mô hình sân khấu khác khẳn các sân khấu kịch sẵn có ở Việt Nam.

Nếu không bị ông chú Trần Đắc, đạo diễn, nhà phê bình điện ảnh “dụ dỗ”, có lẽ Trần Lực đã thành “nhạc trưởng” nổi tiếng của sàn kịch. Thời đó, hoạt động của sân khấu kịch ở thủ đô rất khó khăn, nên sau khi nghe chú Trần Đắc phân tích về lợi thế của nghệ thuật thứ bảy, anh “bám” lấy chú như cái bóng. Cứ ông chú làm phim, “thằng cháu” nhất định có vai.

Trần Lực: Không thể rời xa điện ảnh!

Đến nay, sau nhiều vai diễn tạo ấn tượng, Trần Lực ít nhận đóng phim. Anh tâm sự: “Diễn viên là nghề quá sang trọng với tôi, và tôi thật sự hài lòng với những nhân vật của mình”. Ngày ấy, thế hệ diễn viên như anh đóng phim bằng tâm thế khác bây giờ, gần như sự tự nguyện. Anh chỉ nhận vai khi thích, sẵn sàng chấp nhận thiệt thòi về kinh tế, cuộc sống để tập trung cho nhân vật.

Không thích hợp hóa thân vào những vai phản diện hay vai diễn đa dạng về tính cách, số phận, nhưng Trần Lực là sự lựa chọn số một cho những nhân vật đẹp về tư chất và chiều sâu tâm trạng trong các phim Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong, Người yêu đi lấy chồng, Hôn nhân không giá thú…

Tình yêu với điện ảnh khiến anh quyết tâm trở thành đạo diễn, rồi giám đốc sản xuất. “Tôi rất vui vì cuối cùng cũng tạo được sân chơi cho đồng nghiệp trẻ và các bạn yêu điện ảnh”, anh nói. 

Trần Lực đang lên kế hoạch thực hiện một số phim truyền hình dài tập. Sau Tiếng dương cầm trên biển quay tại TP HCM dự kiến vào tháng 9, anh sẽ chuyển thể tác phẩm của nhà văn Trần Tiêu lên màn ảnh. Anh và các công sự xác định phong cách phim thương hiệu Đông A là dí dỏm, trong sáng, gần gũi cuộc sống và đề tài phải luôn mới.

“Tôi biết, tìm một đề tài mới lạ cho truyền hình hiện rất khó. Vì thế, cần phải tạo nét riêng với nhiều tone màu khác nhau, nhưng thống nhất phong cách”, giám đốc hãng phim Đông A khẳng định.

“Hiện tại có cả núi công việc đang chờ tôi giải quyết. Khi nào mọi việc ổn định, tôi sẽ tiếp tục đóng phim”, Trần Lực tiết lộ.

(Theo Đất Việt)

(Theo Đất Việt)

Bạn có thể quan tâm