Câu 1: Trạng nguyên nào nổi danh với câu nói “thiên hạ là tôi đây”?
Nguyễn Quốc Trinh (1627-1674) quê ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội ngày nay, là một trong những danh nhân khoa bảng nước ta. Ông từng để lại câu nói nổi tiếng: “Thiên hạ là tôi đây”.
|
Câu 2. Câu nói “Thiên hạ là tôi đây” được quan trạng nói với ai?
Đó là lời nói của trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh với chúa Trịnh Tạc khi chúa có ý dò hỏi ông để cướp ngôi báu của nhà Lê. Đại ý của câu nói đó thể hiện lòng ông cũng như lòng thiên hạ, không vui nếu chúa Trịnh cướp ngôi nhà Lê.
|
Câu 3. Nguyễn Quốc Trinh đỗ trạng nguyên dưới thời vua nào?
Nguyễn Quốc Trinh đỗ trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659) dưới thời vua Lê Thần Tông. Sau khi thi đỗ đậu đạt, ông ra làm quan, trở thành đại thần của nhà Lê.
|
Câu 4. Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh còn có biệt hiệu là trạng gì?
Ông đỗ trạng nguyên khi 35 tuổi. Ngôi làng Nguyệt Áng quê ông có tên Nôm là Nguyệt nên dân gian gọi Nguyễn Quốc Trinh là Trạng Nguyệt (ông trạng làng Nguyệt).
|
Câu 5. Khi đi sứ phương Bắc, trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh được phong danh hiệu gì?
Trong chuyến đi sứ phương Bắc năm 1667, nhờ thể hiện được tài trí hơn người, trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh được hoàng đế nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc danh thần. Ông là người duy nhất trong sử Việt được phong tặng danh hiệu này.
|
Câu 6. Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh được phong Lưỡng quốc danh thần sau cuộc thi với sứ thần nước nào?
Trong cuộc thi với sứ thần Cao Ly, trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh đã thể hiện được tài năng hơn người. Ông chỉ dùng hai câu thơ ngắn đã có thể viết tên 100 danh thần Trung Quốc, vua Thanh khâm phục phong ông làm Lưỡng quốc danh thần.
|
Câu 7. Nguyên nhân nào dẫn tới cái chết oan uổng của trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh?
Theo sách Cương mục của nhà Nguyễn, trong sự kiện “Kiêu binh nổi loạn” năm 1674, trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh bị giết oan. |
Câu 8. Khi bị hại, Nguyễn Quốc Trinh đang giữ chức vụ gì?
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh bị giết khi ông đang giữ chức Tả thị lang bộ Lại, tước Liên Trì tử rồi Bồi tụng (Phó tể tướng). Sau khi qua đời, chúa Trịnh Tạc thương tiếc, truy tặng ông chức Binh bộ thượng thư, tước Trì quận công, ban thụy hiệu là Cương Trung.
|