Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Trạng Tả Ao là biệt danh của ai?

Theo sách “Kể chuyện trạng Việt Nam”, Tả Ao tiên sinh là biệt danh của người làm nghề địa lý phong thủy nổi tiếng thời Hậu Lê.

Trang ta ao anh 1

Câu 1: Trạng Me là biệt danh của ai?

  • Nguyễn Hiền
  • Nguyễn Giản Thanh
  • Nguyễn Trực
  • Nguyễn Khuyến

Theo sách “Kể chuyện trạng Việt Nam”, Trạng Me là biệt danh của Nguyễn Giản Thanh (1482-1552), người xứ Đông Ngàn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do ngôi làng ông sinh sống có tên là Me nên trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh còn được gọi là Trạng Me.

Trang ta ao anh 2

Câu 2: Trạng Quỳnh tên thật là gì?

  • Lê Quỳnh
  • Nguyễn Quỳnh
  • Trịnh Quỳnh
  • Trần Quỳnh

Theo các tài liệu lịch sử, Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh, quê ở làng Bột Thượng, trấn Hoằng Hóa, nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Ông chỉ đỗ Hương Cống nhưng vẫn được nhân dân suy tôn làm trạng. Trạng Quỳnh đi vào sử sách với giai thoại của những câu chuyện châm biếm thói hư tật xấu của xã hội đương thời.

Trang ta ao anh 3

Câu 3: Người nổi tiếng với vóc dáng "ngũ đoản", giỏi đấu vật?

  • Trạng Cờ
  • Trạng Ngọt
  • Trạng Lợn
  • Trạng Vật

Theo sách "Kể chuyện trạng Việt Nam", người có vóc dáng "ngũ đoản" - tay, tai, miệng, mũi đều ngắn, người nhỏ thó - là Trạng Vật. Ông tên Võ Phong, người làng Mộ Trạch, trấn Hải Dương (tỉnh Hải Dương) ngày nay. Võ Phong rất khỏe, vật giỏi.

Trang ta ao anh 4

Câu 4: Trạng Vít nổi tiếng với bài thi chống tham nhũng là ai?

  • Vũ Nghĩa Chi
  • Trịnh Huệ
  • Trịnh Thiết Trường
  • Vũ Kiệt

Bài thi "Đế vương trị thiên hạ" của Vũ Kiệt đề cập 2 ý chính là cải cách giáo dục và chống tham nhũng. Bài thi của ông được xem như áng văn trị nước bất hủ. Do ngôi làng ông sinh ra có tên nôm là Vít (thôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Vũ Kiệt còn được gọi là Trạng Vít.

Trang ta ao anh 5

Câu 5: Ai được suy tôn là trạng dù không đỗ trạng nguyên?

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Phùng Khắc Khoan
  • Lương Thế Vinh
  • Nguyễn Trực

Theo sách "Kể chuyện sứ thần Việt Nam", giống như Nguyễn Quỳnh, Phùng Khắc Khoan chỉ thi đỗ hoàng giáp, vẫn được suy tôn là Trạng Bùng. Ông cũng là nhân tài của nước ta dưới thời vua Lê, chúa Trịnh. Trạng Bùng từng đi sứ phương Bắc, có công mang về giống ngô và vừng.

Trang ta ao anh 6

Câu 6. Trạng Quét là biệt danh của ai?

  • Lê Văn Thịnh
  • Mạc Hiển Tích
  • Lê Quát
  • Phạm Sư Mạnh

Theo sách “Kể chuyện thần đồng Việt Nam”, Trạng Quét là biệt danh được người đời đặt cho Lê Quát (1319-1386). Ông vốn người Đông Sơn, Thanh Hóa, là học trò xuất sắc của thầy Chu Văn An, từng thi đỗ tiến sĩ dưới triều Trần. Lê Quát xuất thân trong gia đình nghèo khổ, lúc nhỏ phải làm nghề quét rác ở chợ để kiếm tiền đi học. Về sau, ông được dân gian gọi là Trạng Quét.

Trang ta ao anh 7

Câu 7. Trạng Tả Ao sống thời nào ở nước ta?

  • Trần
  • Hậu Lê
  • Nguyễn

Theo sách “Kể chuyện trạng Việt Nam”, Trạng Tả Ao hay Tả Ao tiên sinh, là biệt danh của Hoàng Chiêm (có tài liệu nói rằng ông tên Nguyễn Đức Huyền). Ông làm nghề địa lý phong thủy nổi tiếng thời Hậu Lê, tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Tả Ao tiên sinh quê làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Trang ta ao anh 8

Câu 8. Trạng Lợn là biệt danh của...?

  • Nguyễn Nghiêu Tư
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Nguyễn Giản Thanh
  • Nguyễn Đăng Đạo

Trạng Lợn là biệt danh của trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư (1383-1471). Ông quê Từ Sơn, Bắc Ninh, đỗ trạng nguyên dưới thời Hậu Lê. Sinh năm Hợi, xuất thân trong gia đình có bố làm nghề mổ lợn, lúc nhỏ đi ở nhờ, làm nghề chăn lợn cho người khác.

Ông vua nước Việt đặt chân dung người tài bên cạnh ngai vàng

Lên ngôi khi mới 1 tuổi 6 tháng, vị vua này về sau trở thành bậc minh quân, được ca ngợi trong sử sách.

Hà Sơn

Nguồn: Sách “Kể chuyện trạng Việt Nam”

Bạn có thể quan tâm