Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VOICES

Tranh cãi 'vuông, tròn, tam giác' và hơn cả đánh vần

TS Giáp Văn Dương cho rằng đánh vần kiểu truyền thống hay cách của Công nghệ Giáo dục, học sinh vẫn đọc thông viết thạo. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp trên vẫn chưa phải tối ưu.

Danh van tron vuong tam giac anh 1

TRANH CÃI 'VUÔNG, TRÒN, TAM GIÁC' VÀ HƠN CẢ ĐÁNH VẦN

TS Giáp Văn Dương cho rằng đánh vần kiểu truyền thống hay cách của Công nghệ Giáo dục, học sinh vẫn đọc thông viết thạo. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp trên vẫn chưa phải tối ưu.

Danh van tron vuong tam giac anh 2

Danh van tron vuong tam giac anh 3

Tiến sĩ Giáp Văn Dương

Là cựu sinh viên Bách Khoa, Giáp Văn Dương lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Vienna (Áo) ngành Vật lý Kỹ thuật (2006). Sau một thời gian ngắn làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (postdoc) tại Áo, ông chuyển qua làm postdoc tại khoa Hóa học, ĐH Liverpool (Anh) từ 2007-2010, sau đó về Singapore làm nghiên cứu tại Temasek Laboratories, ĐH Quốc gia Singapore, từ 2010-2012. Từ 2013 đến nay, ông trở lại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Năm 2007, khi gia đình chuyển từ Áo sang Anh sinh sống, con gái tôi tuy chưa biết tiếng Anh, đã vào thẳng lớp 2 vì bên đó các bé đi học từ 5 tuổi. Con tôi không học đánh vần khi tiếp xúc ngôn ngữ mới.

Cách học ngôn ngữ mới lúc đó là học chữ nào biết chữ ấy. Riêng bảng chữ cái A, B, C, cháu vẫn học nhưng để biết tên các chữ cái dùng đến khi cần, chứ không phải đánh vần như trong tiếng Việt.

Học sinh bản địa cũng vậy. Họ học đọc, viết tiếng Anh không theo cách đánh vần như chúng ta đang làm. Lý do là tiếng Anh đọc và viết khác nhau, lại là ngôn ngữ đa âm tiết, nên rất khó đánh vần; nếu cố cũng không hiệu quả.

Điều đáng ghi nhận là con tôi học tiếng Anh rất nhanh. Chỉ sau một tháng, từ không biết chữ nào và luôn giữ im lặng, cháu bắt đầu nói tiếng Anh. Sau ba tháng, bé bắt đầu đọc truyện thiếu nhi, hát bằng tiếng Anh và sau  một học kỳ thì không thấy còn rào cản đáng kể về ngôn ngữ.  

Tùy đặc thù từng ngôn ngữ có cách học phù hợp

Với tiếng Việt, tôi học đánh vần song song với bảng chữ cái. Thuộc hết bảng chữ cái và cách ghép vần cũng là lúc tập đọc, tất nhiên thông qua đánh vần.

Lúc ấy, thầy giáo có cái thước kẻ bằng gỗ. Ông đọc trước rồi gõ thật to xuống bàn, cả lớp đọc theo. Thầy như một tổng chỉ huy oai phong trên bàn giáo viên gõ thước ra lệnh, cả lớp đồng thanh, rào rào, răm rắp thực hiện.

Từ năm lớp 2, lớp luôn có giờ tập đọc và chính tả. Giáo viên gọi từng bạn đứng dậy đọc to bài để cả lớp cùng nghe. Bạn nào đọc to, rõ ràng thì được khen và nhận điểm cao. Bạn nào vừa đọc vừa đánh vần cứ ê a rất sốt ruột. Cả lớp cùng lắng nghe, đôi khi thầy cô sẽ hỏi bạn đọc sai chỗ nào.

Trong giờ chính tả, chúng tôi nghe giáo viên đọc và chép lại cho đúng. Thầy cô đọc cả dấu chấm, phẩy, xuống dòng. Bạn nào làm được như thế, vở sạch đẹp, gọn gàng, sẽ nhận điểm cao và đôi khi được biểu dương trước lớp.

Thực tế có thể thay thế hình tròn, vuông, tam giác bằng vật khác, như mảnh lego, viên phấn, hòn sỏi…, vì đó chỉ là một thỏa thuận nhất thời giữa thầy và trò. Để làm gì? Để tập trung đối tượng chính, là các tiếng, âm, vần.

Tôi cứ ngỡ đánh vần là đặc sản của tiếng Việt. Nhưng hóa ra không phải. Khi du học Hàn Quốc, tôi lại học đánh vần từ đầu. Tiếng Hàn nhìn bề ngoài giống tượng hình, nhưng thực ra lại được ký âm bởi một bảng chữ cái rất khoa học, nên khi học, chúng tôi phải bắt đầu bằng cách đánh vần.

Nay, vốn tiếng Hàn của tôi đã rơi rụng gần hết, nhưng khi cầm tài liệu vẫn đọc vanh vách, dù hiểu rất ít những nội dung được viết trên văn bản đó.

Qua trải nghiệm cá nhân và gia đình, tôi thấy học đọc và viết một ngôn ngữ có thể học trực tiếp từng từ, cụm từ như một chỉnh thể không chia cắt, hoặc học theo cách đánh vần, tức là tách các từ thành tiếng, âm, vần rồi ghép với nhau. Tùy đặc thù của từng ngôn ngữ, cách học phù hợp được lựa chọn. Chưa kể, nếu đó là tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, cách học cũng sẽ khác nhau.

Bước chân phải hay trái trước không quan trọng

Trở lại cách học trong sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục đang gây tranh cãi những ngày qua, sự khác nhau và điều hay dở của mỗi phương pháp như thế nào?

Cách thứ nhất là đánh vần truyền thống, cụ thể hóa trong sách giáo khoa chính thống của Bộ GD&ĐT (như tôi học trước đây). Các em học chữ cái, nguyên âm, phụ âm, vần biểu thị bởi các chữ cái đó, rồi cách ghép vần và thành tiếng.

Đối tượng của cách học này là bảng chữ cái, cách ghép chữ để tạo thành từ, cụm từ, câu… Phần tiếng, âm, vần chỉ đi theo, là kết quả của việc học các chữ cái, cách ghép các chữ cái ký âm này.

Dù đánh vần theo cách nào, học sinh đều đọc và viết được. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, chúng ta không nên ép buộc phải chọn duy nhất một cách đánh vần nào đó. Giống như bước đi, bạn có thể đưa chân trái hay chân phải trước.

Cách thứ hai là đánh vần theo phương pháp của nhóm Công nghệ Giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại chủ trì. Học sinh không học chữ cái ngay, mà học tiếng, âm, vần, và ký tự dùng để ghi lại tiếng, âm, vần đó. Trong bài đầu tiên, các em chưa biết chữ, ký tự này được sử dụng bằng hình vuông, tròn, tam giác.

Thực tế có thể thay thế những hình này bằng vật khác, như mảnh lego, viên phấn, hòn sỏi…, vì đó chỉ là một thỏa thuận nhất thời giữa thầy và trò. Để làm gì? Để tập trung đối tượng chính, là các tiếng, âm, vần.

Sau khi học sinh đã hiểu về sự kết hợp của âm và vần để tạo thành tiếng, các ký tự dùng để ghim tiếng, âm, vần sẽ không còn là vật thay thế tạm thời nữa, mà sẽ dùng chữ cái và tổ hợp của chúng. Mục tiêu của việc học đánh vần theo cách này hiển nhiên vẫn là đọc thông viết thạo.

Như thế, học đánh vần theo truyền thống hay phương pháp "vuông, tròn, tam giác" của Công nghệ Giáo dục giống như việc bước chân phải hay trái trước. Để đi được, chúng ta bắt buộc phải dùng cả hai hai chân. Việc chọn bước chân nào trước, chân nào sau không quan trọng, nếu chỉ nhắm đến mục tiêu đi được, tức đọc thông viết thạo.

Thực tế mấy chục năm qua cho thấy dù đánh vần theo cách nào, học sinh đều đọc và viết được. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, chúng ta không nên ép buộc phải chọn duy nhất một cách đánh vần nào đó.

Chưa phải cách tối ưu

Giống như bước đi, bạn có thể đưa chân trái hay chân phải trước, không nên ra một quy tắc, là chỉ được phép bước chân phải, hoặc chân trái trước, mới là đúng cách.

Rõ ràng, hai phương pháp đánh vần này đều có ưu và nhược điểm, nhưng không có cách nào sai. Tuy nhiên, cả hai đều chưa phải cách tối ưu.

Tuy nhiên, nếu học theo cách thứ nhất, do ngay ban đầu, đối tượng làm việc của học sinh là các con chữ, nên các em có xu hướng đọc đúng, viết đúng các chữ đã được dạy. Việc này được gia cố thêm bằng tập đọc và chép chính tả.

Nếu học theo cách thứ hai, học sinh phải lưu ý thêm quy tắc chính tả khi ký âm, nhưng bù lại, các em được làm việc ngay từ đầu với tiếng, âm, từ, và có tự do hơn với các vật liệu này.

Vì thế, nếu kỳ vọng học sinh đọc đúng, viết đúng những gì đã có, đặc biệt là những thứ đã được văn bản hóa, cách thứ nhất tỏ ra hiệu quả hơn. Còn kỳ vọng học sinh hào hứng với việc ngâm nga, nhạy cảm với tiếng, âm, vần, cách thứ hai có vẻ tốt hơn.

Rõ ràng, hai phương pháp đánh vần này đều có ưu và nhược điểm, nhưng không có cách nào sai. Tuy nhiên, cả hai đều chưa phải cách tối ưu. Chưa kể, do tự giam cả hành trình vào cách xuất phát, ngôn ngữ trong hai cuốn sách giáo khoa này đã bị bẻ vụn đến mức ngô nghê, phi tự nhiên, được sử dụng chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu đánh vần.

Vậy cách nào để có thể học tiếng Việt tối ưu hơn?

Câu trả lời là có, nếu mục tiêu của việc học tiếng Việt không chỉ là đọc thông viết thạo, mà phải là sử dụng được tiếng Việt, sống được với tiếng Việt, với đầy đủ sự lung linh sống động của nó, với sức mạnh mô tả và kiến tạo ẩn bên trong lớp ngôn từ. Chỉ khi đó, câu chuyện đánh vần sao cho đúng mới đáng để bàn thảo.

Danh van tron vuong tam giac anh 4

#VOICES là chuyên mục mới của Zing.vn, quy tụ các bài quan điểm, góc nhìn sâu về chủ đề thời sự nóng. Các bài viết hướng tới sự khác biệt, văn minh, và lập luận dựa trên dữ liệu, chứng cứ.

TS Giáp Văn Dương

Illustration: Như Ý

Bạn có thể quan tâm