Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tranh cổ động đa sắc màu ở Triều Tiên

Các tấm áp phích cổ động hiện diện khắp nơi và trở thành một phần trong đời sống văn hóa của người dân Triều Tiên trong khi các tấm biển quảng cáo thương mại lại vắng bóng.

tranh co dong Trieu Tien anh 1
Người dân Triều Tiên đi qua các tấm áp phích tuyên truyền ở trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng, ngày 27/1, hơn nửa tháng trước lễ kỷ niệm 53 năm ngày sinh của lãnh đạo Kim Nhật Thành. Các hoạt động tuyên truyền thường được tăng cường vào những ngày lễ hoặc các dịp kỷ niệm như ngày sinh của lãnh đạo. Ảnh: AFP/Getty.
tranh co dong Trieu Tien anh 2
Một tấm áp phích tuyên truyền trên đường phố Kaesong, phía bắc tỉnh Hwanghae, gần biên giới với Hàn Quốc, chụp tháng 4/2011. Các tác phẩm tuyên truyền ở Triều Tiên thường có chủ đề về lãnh đạo, sức mạnh quân đội, chống Mỹ và đoàn kết nhân dân. Mỗi tác phẩm thường đi kèm một câu khẩu hiệu. Ảnh: AFP/Getty.
tranh co dong Trieu Tien anh 3
Một bức tranh khổng lồ về cố lãnh đạo Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng, ngày 23/4/2005. Hình ảnh ông Kim Nhật Thành, "Chủ tịch vĩnh cửu" của Triều Tiên, xuất hiện khắp nơi. Ảnh: AFP/Getty.
tranh co dong Trieu Tien anh 4
Một bức tranh cổ động được đặt ở trung tâm Bình Nhưỡng, ngày 2/4/2011. Không giống các thành phố khác trên thế giới, thủ đô của Triều Tiên thiếu vắng các tấm biển quảng cáo thương mại, thay vào đó là các tấm áp phích tuyên truyền, cổ động tràn ngập đường phố. Ảnh: Getty.
tranh co dong Trieu Tien anh 5
Các tấm áp phích tuyên truyền hiện diện trên khắp Triều Tiên, từ thành thị tới nông thôn, tại các công trình lớn, trên đường phố, trong rạp chiếu phim, bãi biển, trường học và nhiều địa điểm công cộng khác. Ảnh: AFP/Getty.
tranh co dong Trieu Tien anh 6
Một tấm áp phích tuyên truyền được đặt ở trung tâm thành phố Bình Nhưỡng, ngày 2/4/2011. Nhiều bức tranh tuyên truyền có nội dung về cuộc đấu tranh giành độc lập của Triều Tiên và khuyến khích dân chúng làm việc chăm chỉ hơn. Ảnh: Getty.
tranh co dong Trieu Tien anh 7
Một tấm áp phích tuyên truyền chống Mỹ trên đường phố Bình Nhưỡng, ngày 27/2/2008. Các tấm áp phích có thông điệp chống Mỹ là hình ảnh thường thấy trên đường phố cùng với các bức tranh lớn có hình "Kimjongilia" đỏ, quốc hoa được đặt tên theo cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il. Ảnh: AFP/Getty.
tranh co dong Trieu Tien anh 8
Người dân bước lên cầu thang qua một tấm áp phích tuyên truyền cho Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) tại viện bảo tàng ở Sinchon, phía nam thủ đô Bình Nhưỡng, ngày 29/7. Hầu hết họa sĩ Triều Tiên phải trải qua 6 đến 8 năm tại Đại học Mỹ thuật Bình Nhưỡng hoặc một trường cao đẳng địa phương. Họ được phân cấp từ 0 đến 5 theo trình độ từ thấp đến cao, trong đó các họa sĩ vẽ tranh tuyên truyền thường ở bậc thấp. Ảnh: AFP/Getty.
tranh co dong Trieu Tien anh 9
Các công nhân đứng trước một tấm áp phích cổ động của Nhà máy Cáp điện ở Bình Nhưỡng, ngày 6/5/2016. Các tấm áp phích tuyên truyền bắt đầu phổ biến trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Tự chủ và niềm tự hào trong công việc cũng là chủ đề phổ biến. Ảnh: AFP/Getty.
tranh co dong Trieu Tien anh 10
Một người đàn ông đi qua một tấm áp phích tuyên truyền tại một nhà máy lụa ở Bình Nhưỡng, ngày 9/5/2016. Các tấm áp phích tuyên truyền của Triều Tiên gần như không bao giờ có tiếp xúc bằng mắt. Các nhân vật thường cùng nhìn thẳng về một phía, có thể để phản ánh ý tưởng "hướng tới tương lai tươi sáng". Ngoài ra, một phần nguyên nhân có thể bắt nguồn từ văn hóa Triều Tiên, nơi việc nhìn thẳng vào mắt người khác bị coi là thô lỗ. Ảnh: AFP/Getty.
Vùng đất nguy hiểm nhất bán đảo Triều Tiên Làng đình chiến Bàn Môn Điếm nằm trong khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên không có dân thường sinh sống, thay vào đó là sự hiện diện dày đặc của binh lính và vũ khí hai nước.

Triều Tiên công bố clip thử tên lửa lúc giữa đêm

Truyền hình nhà nước Triều Tiên vừa công bố đoạn video quay lại vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa vào đêm 28/7. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã thị sát vụ thử tên lửa này.

Triều Tiên ngày 'Chiến thắng': Không tên lửa, chỉ mưa và nước mắt

"Ngày Chiến thắng" 27/7 trôi qua ở Triều Tiên mà chưa có vụ thử tên lửa nào, chỉ có người đến viếng lăng cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và lãnh đạo Kim Jong Il trong mưa và nước mắt.

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm