Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tranh luận về đề Văn nam sinh xả thân cứu người

Một số người cho rằng đề thi mang giá trị nhân văn, ý kiến khác bày tỏ về việc cứu người nhưng cũng phải biết bảo vệ bản thân.

Tranh luận về đề Văn nam sinh xả thân cứu người

Một số người cho rằng đề thi mang giá trị nhân văn, ý kiến khác bày tỏ về việc cứu người nhưng cũng phải biết bảo vệ bản thân.

Xem đề thi và đáp án môn Hóa học, Ngữ văn TẠI ĐÂY.
Xem thông tin thí sinh làm bài môn Văn TẠI ĐÂY.

Đánh thức sự vô cảm

Sáng nay (2/6), gần 1 triệu thí sinh trên cả nước đã khởi động kỳ thi tốt nghiệp môn Ngữ văn. Đề thi năm nay gây bất ngờ với thí sinh khi đề cập đến câu chuyện em Nguyễn Văn Nam hy sinh thân mình để cứu 5 em nhỏ không bị chết đuối.

Khi cơn sốt về tình hình làm bài của sĩ tử có phần giảm đi thì cư dân mạng tập trung hơn vào đề bài.

Đề thi cụ thể như sau: Viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ bày tỏ suy nghĩ  của anh chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin: Chiều ngày 30, Nguyễn Văn Nam lớp 12T7 THPT Đô Lương 1 đã cứu được 4 học sinh khi bị đuối nước dưới sông. Khi đẩy được em thứ 5 vào bờ thì Nam kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.

Sự liên hệ thực tế này đã khiến nhiều thí sinh ủng hộ. Bởi xu hướng ra đề mở luôn khiến thí sinh được thể hiện quan điểm của mình cũng như sự quan tâm của dư luận. Chính vì vậy, đông đảo cộng đồng mạng đã bảy tỏ sự thích thú với đề Văn năm nay.

Phần lớn dư luận đều nhận định thông qua câu chuyện về hành động của bạn Nguyễn Văn Nam, người đọc cần suy nghĩ nghiêm túc về lòng dũng cảm, về tình yêu thương, sự hi sinh vì cộng đồng. Tuy nhiên, kết thúc môn thi, trên mạng lại xuất hiện những lời bỡn cợt về hành động này. Có thành viên đùa rằng mình là người thứ 6 trong vụ Nam cứu người, "và đó là lần cuối em nhìn thấy Nam"....

Trước sự đùa cợt của một số bạn, thành viên Xóa Tất Cả trên cộng đồng "Hội những người ôn thi đại học" bày tỏ: "Mình làm Nguyễn Văn Nam là một điển hình tiêu biểu thay đổi suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ hiện nay".

Bạn Hương Trần bình luận: "Nhiều người còn không biết bạn Nam là ai. Chỉ riêng điều đó thôi cũng chứng tỏ sự vô cảm đối với cuộc sống thường ngày rồi. Mình cho rằng đề thi cập nhật tính thời sự và hấp dẫn".

Chia sẻ đề thi tốt nghiệp môn văn của Hội những người ôn thi đại học đã thu hút gần 3000 lượt like (thích) và hàng trăm chia sẻ.

Nên biết rèn luyện kỹ năng để bảo vệ mình

Tuy nhiên, bên cạnh việc ca ngợi hành động dũng cảm của nam sinh, cư dân mạng chia sẻ với nhau về việc, cứu người và cứu mình. Nhiều bạn cho rằng, bên cạnh việc cứu người, bản thân chúng ta phải rèn luyện kỹ năng để giữ an toàn cho chính mình.

Bên cạnh đó đề thi cũng nhằm chỉ ra một thực tế: Hiện nay vẫn còn một số con người còn thờ ơ với mọi người xung quanh, hèn nhát không ra tay cứu giúp mọi người.

Bên cạnh những luận điểm khác, cư dân mạng cho rằng nên thêm hai ý này.

Một trong những ý kiến khiến cộng đồng tranh luận nhiều chính là quan điểm của thầy giáo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu trên Tri Thức Trẻ. Về đề Văn, thầy Hiếu cho rằng:

Câu số 2 vừa hay mà vừa buồn. Hay vì nó chạm đến một trong những căn bệnh của xã hội chúng ta hiện nay: Sự ích kỷ dẫn đến triệu chứng là vô cảm. Buồn vì tính mạng em Nam đã mất đi không thể nào hồi sinh lại.

Cảm phục em Nam vì đã dũng cảm cứu cả 5 bạn mà hy sinh tính mạng của mình. Quả thật nhiều người lớn chúng ta cũng phải nghiêng mình trước hành động của cậu dù cậu chỉ mới học bơi được 20 ngày. Cậu đã không được dự kỳ thi tốt nghiệp dù cũng là một học sinh như bao học sinh lớp 12 khác.

Bên cạnh đó, các bạn nhỏ cũng phải lưu ý: Tránh đi chơi ở những vùng nguy hiểm, vì không chỉ nguy hiểm đến tính mạng mình mà còn đến tính mạng của những người đã bỏ ra để cứu ta. Một chút cẩn thận của mình mà giữ mạng của nhiều người. Cần cảnh báo bạn bè khi bị rủ rê đi tắm sông, nhảy cầu... hay những nơi nguy hiểm.

Với lại, sau này khi cứu người, mình cũng cần có kỹ năng để vừa bảo vệ được tính mạng người được cứu, vừa bảo vệ được tính mạng mà đấng sinh thành đã trao cho mình".

Sau khi thầy Khắc Hiếu đăng tải nhận định trên trang cá nhân đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của cộng đồng mạng. Bạn Min Kun bày tỏ: “Câu chuyện về Nam không đơn giản là ca ngợi lòng dũng cảm mà còn là bài học về việc suy tính được - mất trước một việc làm. Liệu cái giá Nam phải trả có quá đắt hay không?".

Thành viên Bông Gòn nhận định: "Mình cho rằng Nam cần nghĩ cho bản thân trước khi nghĩ cho chính mình. Hành động của Nam đáng ca ngợi, nhưng sự ra đi của bạn ấy đã gây mất mát và đau thương lớn cho gia đình, người thân".

Bạn Lư Văn Chiến chỉ ra một thực tế: Không thích nhận xét cuối cùng của thầy. Thông thường ở các vùng quê chúng tôi bọn trẻ con rủ nhau tắm như vậy là nguy hiểm cần tránh. Nhưng có nhiều trường hợp đoạn sông vắng, khả năng một người biết bơi để cứu là rất cao. Khi người ta hô mọi người thì những người dưới sông cũng đuối cả rồi".

Các cuộc tranh luận này cũng dẫn đến một câu chuyện khác, đó là sự hi sinh của một người để cứu nhiều người. Một số bạn trẻ cho rằng nếu cứu người mà không cứu được mình thì cũng có hại.

Tuy nhiên, đa số cư dân mạng đều nhận định, hành động của Nam đã đúng trong tình huống mà bạn gặp phải. “Nếu một người hi sinh mà nhiều hơn 1 người được sống thì nên làm”, thành viên Oliver Le chia sẻ ý kiến.

Cứu người là hành động cao đẹp

Sau khi nghe thông tin về những ý kiến tranh luận xung quanh câu nghị luận trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn đề cập đến hành động cứu 5 em nhỏ bị đuối nước của em Nguyễn Văn Nam, PGS Văn Như Cương chia sẻ: “Tôi lấy làm ngạc nhiên và cảm thấy buồn khi một số em lại cho rằng không nên học theo hành động đó. Bởi cứu người là hành động cao đẹp và đáng học tập”.

Hơn nữa, thầy Cương cho rằng sự hy sinh của Nam là ngoài ý muốn bởi bị đuối sức do một mình cứu 5 em nhỏ. Vì vậy, theo thầy khi gặp trường hợp tương tự, chúng ta vẫn phải nhảy xuống cứu, không được đứng trên bờ thờ ơ khi có người đang gặp nguy hiểm.

Xã hội đang đấu tranh và lên án sự vô cảm. Vì vậy hành động của Nguyễn Văn Nam và rất nhiều bạn trẻ khác cho thấy không phải tất cả thế hệ trẻ đều vô cảm. Hơn nữa, việc tôn vinh những tấm gương dũng cảm này trên các bài báo hay mạng xã hội cũng phản ánh sự tích cực trong suy nghĩ của giới trẻ.

PGS Văn Như Cương cũng nhận định nguyên nhận dẫn tới sự tranh luận này là do một số học sinh không theo dõi sự việc này trước đó mà chỉ đọc đoạn trích đăng trên đề bài nên chưa thấy hết được tầm ảnh hưởng và giá trị của tấm gương em Nguyễn Văn Nam.

Ngoài ra, cũng có thể một số em biết được sự việc này nhưng có quan điểm khác và vẫn cho rằng không nên học tập theo tấm gương đó. Qua đề thi này, thầy Cương cho rằng cần phải giáo dục học sinh bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất, đồng thời cũng phải biết lượng sức mình.

Tuy nhiên, chúng ta cần tuyên truyền rộng rãi và tôn vinh những hành động dũng cảm để tạo nên ý thức sống có trách nhiệm với cộng đồng trong giới trẻ hiện nay.

Quyên Quyên - An Hoàng

Theo Infonet

Quyên Quyên - An Hoàng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm