Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tranh vẽ Hai Bà Trưng ở đồng hồ Thụy Sĩ đạo tác phẩm của họa sĩ Việt?

Theo thông tin từ hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn, hoạ sĩ Xuân Lam và luật sư đang liên hệ, làm việc với bên hãng đồng hồ Thụy Sỹ Christophe Claret để có phản hồi.

Hãng đồng hồ Thụy Sỹ Christophe Claret mới đây giới thiệu bộ sưu tập mới mang tên Legend, trong đó có mẫu đồng hồ mang hình ảnh Hai Bà Trưng.

Bộ sưu tập này từng được Christophe Claret hé lộ hồi năm 2021, nhằm tôn vinh các nhân vật lịch sử nổi tiếng trong lịch sử thế giới. Gần đây, hình ảnh và thông tin cụ thể về chiếc đồng hồ đặc biệt đã được thương hiệu Thụy Sỹ công bố.

"Christophe Claret muốn bày tỏ lòng tôn kính tới Hai Bà Trưng - hai nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam vào thế kỷ thứ I - những người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm", trích bài đăng giới thiệu chiếc Christophe Claret "Hai Bà Trưng" trên fanpage chính thức của hãng.

Tranh ve Hai Ba Trung anh 1

Hình ảnh Hai Bà Trưng trên đồng hồ của hãng Christophe Claret.

Bên cạnh đó, hãng cũng cho biết bức vẽ Hai Bà Trưng được sử dụng trong đồng hồ là tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng Thụy Sĩ André Martinez.

Mặc dù Christophe Claret chưa công bố chính thức giá của mẫu đồng hồ này. Tuy nhiên, dựa trên giá vật liệu chế tác so với các mẫu trong cùng bộ sưu tập thì giá mẫu thiết kế ước chừng 714.000-747.000 USD (hơn 15 tỷ đồng).

Đa số khán giả thích thú khi hãng đồng hồ Thụy Sĩ tôn vinh hình ảnh nhân vật lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người nhận xét thiết kế của họa sĩ André Martinez giống hai bức tranh là: Hai Bà Trưng và Thiên hạ thái bình từng được hoạ sĩ Xuân Lam giới thiệu trong triển lãm Vẽ lại tranh dân gian lần 2 với tên gọi Cuộc gặp gỡ xưa - nay, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cuối năm 2019.

Tranh ve Hai Ba Trung anh 2

Hai tác phẩm "Hai Bà Trưng" và "Thiên hạ thái bình" từng được Xuân Lam giới thiệu trong triển lãm cá nhân cuối năm 2019.

Trao đổi với phóng viên VTC News, hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn - Giám tuyển nghệ thuật, giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam, khẳng định bản vẽ này là của Xuân Lam. Nhận xét về học trò của mình, ông Sơn nói: "Đây là phong cách đặc trưng mà Xuân Lam đã theo đuổi nhiều năm nay kể từ khi ra trường. Vẽ lại tranh truyền thống với kỹ thuật đổ màu, tạo hình hiện đại, dễ tiếp cận với các bạn trẻ. Xuân Lam cũng là nghệ sĩ được nhiều bạn trẻ theo dõi nên không khó để nhận ra ngôn ngữ đồ họa, bút pháp trong các tác phẩm".

Theo thông tin từ hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn, hoạ sĩ Xuân Lam và luật sư đang liên hệ, làm việc với bên hãng đồng hồ Thụy Sỹ Christophe Claret để tìm câu trả lời.

Phóng viên VTC News đã liên hệ với hoạ sĩ Xuân Lam, tuy nhiên anh chưa lên tiếng về sự việc này.

Xuân Lam sinh năm 1993, tại Hà Nội. Năm 2016, anh tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Thiết kế đồ hoạ tại FPT Arena. Từ đó, anh bắt đầu thực hiện dự án vẽ lại những bức tranh dân gian Việt Nam như: Đàn cá chép, Vinh hoa Ngũ hổ, Ước vọng hồi sinh... theo phong cách riêng với tạo hình gần gũi hơn với giới trẻ hiện nay. Xuân Lam còn có ý tưởng vẽ tranh trên các vật dụng khác như: Váy, túi xách, phong bao lì xì, lịch bàn, sổ tay…

Tủ sách Điện ảnh - Truyền hình giới thiệu những cuốn sách hay và mới nhất về nền công nghiệp điện ảnh, công nghệ truyền hình của Việt Nam cũng như thế giới. Ngoài ra, tủ sách còn giới thiệu các tác phẩm đáng đọc về các bộ phim, diễn viên, MC... nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.

https://vtc.vn/tranh-ve-hai-ba-trung-tren-dong-ho-thuy-si-dao-tac-pham-cua-hoa-si-viet-ar797863.html

Lê Chi/VTC News

Bạn có thể quan tâm