Xu hướng make up bằng keo nóng chảy bị chỉ trích. |
Xu hướng này đã bị chỉ trích là "lố bịch" ở cả Nhật Bản và Trung Quốc, theo SCMP.
Theo chương trình Ninosan của Nhật Bản, phong cách trang điểm này được gọi là "trang điểm giọt nước mắt 3D" và đã thu hút sự chú ý của các nữ sinh trung học Nhật Bản.
Phong cách này đòi hỏi phải sử dụng keo nóng chảy để tạo thành hình giọt nước dính chặt vào khuôn mặt, mô phỏng những giọt nước mắt lăn dài trên má.
Kiểu make up được cho mang lại cho các cô gái vẻ ngoài mỏng manh, gợi lên sự đồng cảm, khiến họ trông như thể đang khóc.
Quá trình trang điểm bao gồm việc đùn keo nóng lên bề mặt nhẵn, chẳng hạn như tấm nhựa, thay vì bôi trực tiếp lên da. Khi keo nguội và đông lại, keo được gỡ ra cẩn thận và dán vào mặt bằng keo dán mi giả.
Rika Shiiki, giám đốc của AMF - công ty Nhật Bản chuyên quảng bá các dòng sản phẩm dành cho học sinh, đã lưu ý rằng xu hướng của các nữ sinh trung học ở Nhật Bản thay đổi nhanh chóng, thường chỉ kéo dài từ hai tuần đến một tháng.
Keo nóng chảy được sử dụng để tạo hình giọt nước mắt. |
Những cô gái này thích thử nghiệm nhiều phong cách khác nhau, chụp ảnh selfie và chia sẻ chúng trên các nền tảng mạng xã hội như X (trước đây là Twitter) và Instagram.
Điều này đã dẫn đến sự gia tăng các xu hướng sử dụng vật liệu giá cả phải chăng để tạo ra đồ trang trí độc đáo cũng như các phong cách thu hút sự chú ý trực tuyến.
Một số cô gái đã phát hiện ra rằng keo nóng chảy có thể tạo thành nhiều kiểu dáng khác nhau. Khi thoa lên mặt, keo tạo ra hiệu ứng bắt mắt, chụp ảnh đẹp. Xu hướng này đã nhanh chóng lan rộng khắp các trường học ở xứ sở hoa anh đào, thậm chí còn dẫn đến tình trạng thiếu keo nóng chảy ở một số khu vực.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất keo nóng chảy đã cảnh báo không nên sử dụng keo này cho mục đích thẩm mỹ vì đây là một chất hóa học có thể dễ gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng.
Họ cũng cảnh báo rằng súng bắn keo nóng dùng để làm đồ thủ công, không phải để tạo ra đồ trang trí tiếp xúc với da.
Xu hướng này đã bị chỉ trích ở Nhật Bản và gần đây cũng gây ra phản ứng dữ dội từ cư dân mạng Trung Quốc, những người đã dán nhãn nó là "nực cười" và "kỳ lạ".
"Thật sao? Các học sinh trung học thực sự thích trào lưu không phù hợp này sao?", một người bình luận.
"Trông giống nước mũi hơn là nước mắt. Không hề dễ thương chút nào", một người khác viết.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.