Trẻ em 2 tuổi đã bắt đầu biết nói dối. Ảnh: Popsugar. |
Theo Conversation, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Ba Lan và Canada đã kiểm tra khả năng tự kiểm soát của 252 trẻ 18 tháng tuổi bằng cách yêu cầu chúng không nhìn trộm đồ chơi. Sau đó, số trẻ này tiếp tục được kiểm tra khi lên 2 tuổi.
Kết quả, khi được hỏi có nhìn trộm đồ chơi hay không, 40% trẻ em thú nhận đã nhìn trộm, mặc dù chúng không làm như vậy. Trong khi đó, 35% trẻ không tuân thủ yêu cầu không được nhìn. Tuy nhiên, 27% trong số đó lại nói rằng chúng nhìn trộm vì được yêu cầu.
Có thể là tín hiệu tốt
Nhiều lý do khiến trẻ em tham gia nghiên cứu nói dối. Có thể, các em còn quá nhỏ nên gặp khó khăn trong việc hiểu câu hỏi.
“Chúng tôi biết trẻ em có xu hướng nói đồng ý dễ dàng hơn người lớn khi được hỏi những câu hỏi có - không", đại diện nhóm nghiên cứu nói,
Trẻ em 2 tuổi đã bắt đầu biết nói dối. Tuy nhiên, việc nói dối đi đôi với sự phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ, cho thấy trí não trẻ phát triển lành mạnh, được coi là dấu mốc trong nhận thức.
Theo đó, những lời nói dối ban đầu của trẻ chỉ dài vài từ. Khi kỹ năng nhận thức của trẻ phát triển, lời nói dối của chúng trở nên phức tạp hơn, liên quan đến nhiều từ hơn và có thể được duy trì thời gian dài.
Nghiên cứu chỉ ra để nói dối, trẻ cần làm 3 việc. Thứ nhất, chúng cần có đủ khả năng tự kiềm chế để vượt qua xu hướng nói ra sự thật. Tâm lý học gọi đó là sự kiểm soát ức chế.
Thứ 2, trẻ cần truy cập bộ nhớ ngắn hạn, đồng thời phải tạo ra các “kịch bản" thay thế sự thật.
Thứ 3, trẻ cần có khả năng thay đổi qua lại giữa hành động theo sự thật và hành động phù hợp với sự không trung thực mà chúng đang xây dựng. Đây được coi là sự linh hoạt trong nhận thức.
Ngoài ra, những đứa trẻ có khả năng nói dối nhiều hơn thường có hiểu biết về cảm xúc sớm - bao gồm những kỹ năng giúp chúng hiểu được bản chất, nguyên nhân, hậu quả của những cảm xúc liên quan đến bản thân và người khác.
Hành vi của người lớn có thể ảnh hưởng đến việc trẻ có nói dối hay không. Ảnh: Shutterstock. |
Xuất phát từ người lớn
Phong cách nuôi dạy con cái đóng vai trò trong việc hình thành thói quen nói dối của trẻ.
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy nói dối là hành vi không đúng về mặt đạo đức. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh, trẻ em cũng có thể được khuyến khích nói dối.
Nhiều cha mẹ yêu cầu con cái họ không được bóp méo sự thật và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trung thực. Tuy nhiên, chính những phụ huynh này cũng đưa ra một số ngoại lệ, đôi khi, họ chấp nhận lời nói dối để tôn trọng cảm xúc của người khác.
Những đứa trẻ nói dối để bảo vệ cảm xúc của người khác có nhiều khả năng được nuôi dạy bởi cha mẹ luôn hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu của con cái họ.
Ngược lại, những đứa trẻ tiếp xúc với môi trường trừng phạt có nhiều khả năng nói dối theo bản năng để bảo vệ bản thân trước những hình phạt của người lớn.
Hành vi của người lớn cũng có thể ảnh hưởng đến việc trẻ có nói dối hay không. Những đứa trẻ hay quan sát các hành động như được nhận thưởng vì nói thật, bị trường phạt vì nói dối, sẽ có nhiều khả năng nói thật hơn. Vì vậy, người lớn nên lưu ý rằng trẻ em thường chú ý đến hành động nhiều tương tự lời nói.
Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ nói sự thật bằng cách không được nói dối trước mặt chúng, thưởng cho chúng vì đã nói sự thật, ngay cả khi chúng hành động không đúng ý bố mẹ. Điều này sẽ khuyến khích chúng trung thực trong tương lai.
Sách về nghề giáo
Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:
Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.
Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên