Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trẻ sinh mổ nguy cơ mắc bệnh cao hơn sinh thường

Những em bé đẻ mổ có hệ miễn dịch kém, nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường type 1 ...

Theo Boldsky, ngày nay, nhiều bà mẹ lựa chọn sinh mổ vì lý do thẩm mỹ, tâm linh... Theo ước tính, cứ 4 phụ nữ sinh nở thì có 1 người chọn sinh mổ. Tuy nhiên, nhiều người lựa chọn phương pháp sinh mổ mà không hiểu kỹ về các điều kiện y tế và những hậu quả mà đứa trẻ có thể phải đối mặt trong tương lai.

1. Hệ hô hấp non yếu

Khi sinh thường, những cơn co thắt của tử cung giúp cơ thể trẻ chuẩn bị cho hoạt động hô hấp ở ngoài cơ thể mẹ. Với sinh mổ, trẻ sơ sinh có thể gặp một số vấn đề về hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy, một loại vi khuẩn tồn tại trong ruột em bé ra đời bằng phương pháp sinh mổ có thể phát triển và gây bệnh hen suyễn, gặp khó khăn về hô hấp và dị ứng trong tương lai.

Sinh mổ có thể dẫn đến nhiều tác hại đối với sức khỏe của trẻ. Ảnh: Boldsky

2. Hệ miễn dịch kém

Bào thai được nuôi dưỡng trong môi trường vô khuẩn vì vậy chúng rất dễ tổn thương khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài khi ra đời. Đối với những đứa trẻ sinh thường, quá trình chuyển dạ của người mẹ sản sinh nhiều hormone giúp củng cố hệ miễn dịch của trẻ. Khi ra đời theo đường tự nhiên, cơ thể trẻ sơ sinh có cơ hội tiếp xúc với hệ vi khuẩn tự nhiên theo đường âm đạo của người mẹ. Sau khi ra đời, bé chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt. 

Trong khi đó, trẻ sinh mổ sau khi ra đường lại tiếp tục được chăm sóc trong môi trường vô khuẩn, cơ thể khó thích ứng ngay với môi trường tự nhiên, hệ miễn dịch của những trẻ này có thể mất đến 6 tháng để hoàn hiện. Trẻ sinh mổ thường có tình trạng tồn dịch phổi, dễ bị khò khè, thậm chí có nguy cơ bị suy hô hấp do không trải qua quá trình cổ tử cung co bóp, ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi.

3. Nguy cơ béo phì

Dữ liệu tổng hợp từ 15 nghiên cứu tại 10 nước trên 150.000 trẻ em cho thấy, trẻ sinh mổ có tỷ lệ thừa cân cao hơn 26% và béo phì cao hơn 22% so với trẻ sinh bình thường. Những em này cũng có chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình lúc trưởng thành lớn hơn so với các em còn lại.

Theo chuyên gia sản khoa, các ca sinh mổ thường xảy ra khi thai nhi quá lớn, người mẹ khó sinh thường. Trẻ sinh mổ thường ít bú sữa mẹ. Uống sữa hộp có thể tăng nguy cơ tăng cân  khi trẻ lớn lên.

4. Trẻ dễ mắc các bệnh mãn tính, tiểu đường

Một nghiên cứu ở Đại học Rovira University (Tây Ban Nha) cho biết trẻ chào đời qua phẫu thuật có nguy cơ mắc bệnh suyễn, đái tháo đường type 1 và tình trạng béo phì hơn so với trẻ được mẹ sinh bằng phương pháp bình thường. Trên thực tế, con số này là 20%.  Các nhà khoa học giả định rằng sản phụ có thể truyền vi khuẩn có lợi cho đứa trẻ lúc sinh nở.

Đối với bệnh tiểu đường type 1, trẻ sinh mổ thường có hệ miễn dịch kém hơn, các tế bào beta sản xuất insulin hoạt động kém. Sự mất cân bằng insulin dẫn đến mức đường glucose trong máu không ổn định và gây ra bệnh tiểu đường mãn tính ở trẻ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sinh mổ nhằm ngăn ngừa tử vong và thương tổn cho cả mẹ lẫn con chỉ cần thiết với tỷ lệ không quá 15%. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ ở nhiều nước cao hơn mức khuyến cáo này.

Thu Hoài

Bạn có thể quan tâm