Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trẻ Trung Quốc ‘nghẹt thở’ khi biết bố mẹ lắp camera giám sát học tập

Bé gái Trung Quốc cho biết em cảm thấy “nghẹt thở” khi bố mẹ lắp camera trong phòng để giám sát việc em học bài như thế nào khi ở nhà một mình.

Chuyện bé gái chia sẻ cảm giác khi bị bố mẹ giám sát học hành qua camera làm dấy lên cuộc tranh luận trên mạng. Ảnh: Shutterstock.

Câu chuyện làm dấy lên cuộc tranh luận trên mạng xã hội nước này về áp lực khổng lồ mà trẻ em đang phải đối mặt để đạt thành tích học tập xuất sắc.

Khi các trường học ở Trung Quốc bắt đầu kỳ nghỉ đông, một số phụ huynh cho biết họ đang cân nhắc việc lắp camera trong phòng của con để đảm bảo con học tập chăm chỉ khi ở nhà một mình.

Một người mẹ giấu tên chia sẻ trên Hongxing News việc cô muốn lắp camera trong phòng con gái mình sau khi thấy một đồng nghiệp chia sẻ cách cô ấy đã làm để giám sát con học hành.

Tuy nhiên, cô con gái học lớp 4 của cô kiên quyết phản đối và giấu chiếc camera cô mua về.

Một bà mẹ khác cho biết con trai bà lén tháo camera giám sát trong phòng để phản đối việc bố mẹ giám sát mình.

Trong bài chia sẻ khác, một học sinh cho biết em cảm thấy “nghẹt thở” khi biết bố mẹ theo dõi mọi hoạt động của mình thông qua camera lắp trong phòng.

Jiang Qiaohong, giáo viên tiểu học ở tỉnh Chiết Giang, chia sẻ một học sinh lớp 3 của cô từng ghi trong bìa văn việc cha mẹ em lắp camera ở nhà để giám sát, yêu cầu em học qua loa của camera.

“Em là con rối của bố mẹ”, cô Jiang vẫn nhớ câu học trò đã viết.

Camera giám sát tại nhà trở thành đối tượng gây tranh cãi giữa phụ huynh và những đứa trẻ đang yêu cầu được sống độc lập, tự do và tin tưởng.

Như trường hợp trên, cô Jiang đã làm việc với phụ huynh, yêu cầu họ gỡ camera trong phòng xuống để bảo vệ sự riêng tư của cậu bé và đề nghị họ giao tiếp với con mình một cách bình đẳng.

Zhao Lihua, luật sư tại Văn phòng Luật Da Thành ở Bắc Kinh, cho biết Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định trẻ vị thành niên từ 8 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự hạn chế và việc cha mẹ giám sát con mà không có sự đồng ý là bất hợp pháp.

Wang Meihua, một giáo viên tiểu học khác, cho hay camera giám sát phản ánh lo lắng của phụ huynh về kết quả học tập. Việc tạo áp lực lớn lên con cái như vậy là hiện tượng nuôi con kiểu “luyện gà”.

Hồi tháng 1, một bà mẹ ở tỉnh Tứ Xuyên bắt đầu phát sóng trực tiếp buổi học hàng ngày của cậu con trai 9 tuổi trên Douyin, thu hút hàng trăm người đến xem cậu bé làm bài tập về nhà.

Cô cho biết hiệu quả thật ngạc nhiên. Con cô không còn bị phân tâm và hoàn thành bài tập về nhà nhanh hơn bình thường 2-3 lần.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Cậu bé 10 tuổi gặp cảnh sát 8 lần, tố cáo bố bênh chị gái

Trong vòng một năm, cậu bé ở Trung Quốc lên báo cảnh sát 8 lần. Câu chuyện khiến dân mạng nước này dậy sóng.

Hà Linh

Bạn có thể quan tâm