Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trí thức Việt trăn trở khi về nước làm việc

Dù mong mỏi sớm được về nước làm việc, nhưng đối diện với thực tế, nhiều người trí thức Việt lại có không ít trăn trở.

Anh Phạm Tấn Việt, nghiên cứu sinh về cấu trúc phân tử của thực vật tại Đại học Konkuc, Hàn Quốc. 

Tuy nhiên, để nghiên cứu cho “đến đầu, đến đũa”, thời gian nghiên cứu 3 năm như trường đại học ở Việt Nam cử đi học quá ít. Nhưng nếu không về đúng thời hạn thì không giữ đúng cam kết với trường.

Anh Phạm Tấn Việt, nghiên cứu sinh tại Đại học Konkuc. Ảnh: Trang Hiền Hòa.

Anh Phạm Tấn Việt nói: “Hết 3 năm không về thì trường kỷ luật. Trong khi đó, giáo sư ở Hàn bảo khóa học phải mất 5 năm mới công nhận và cấp bằng tiến sĩ. Những cơ chế quản lý không mềm dẻo như vậy làm mình ức chế nhiều lắm”.

Giáo sư Bùi Hồng Thủy tại Đại học Konkuc cũng khẳng định, nghiên cứu tiến sĩ chỉ là bước đầu tiên trong con đường nghiên cứu khoa học.

Gian nan đường về của trí thức Việt

“Ai cũng nghĩ tiến sĩ là đủ, nhưng đó chỉ là lý thuyết. Trong quá trình học, anh phải phụ thuộc vào thầy rất nhiều. Nếu may mắn gặp được thầy giỏi, nghiên cứu sinh sẽ làm được rất nhiều việc. Vì thế, tốt nhất học sau tiến sĩ phải có vài năm nghiên cứu sâu. Nếu tốt nghiệp xong đã về Việt Nam thì các em cũng chưa làm được việc gì hết", giáo sư Thủy nói.

Tại sao du học phải trở về ngay?

Bàn về câu nói day dứt của đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa, TP HCM sáng 2/11 "Vì sao 13 cháu đi du học, 12 cháu không về", TS Đặng Trường Sơn đặt ngược vấn đề.

 


http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/gian-nan-duong-ve-cua-tri-thuc-viet-456333.vov

Theo VOV

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm