Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triệu chứng cảnh báo hoại tử xương hàm

Người bị hoại tử xương hàm, cơ mặt sẽ phải sống trong cảm giác đau đớn thường trực. Ở những trường hợp nghiêm trọng, họ có thể bị biến dạng khuôn mặt do mất xương hàm.

Theo tài liệu của tổ chức Rheumatology (Mỹ), hoại tử xương hàm, cơ mặt (ONJ) xảy ra khi các tế bào ở vùng hàm không được cung cấp đủ máu, dẫn tới tiêu cơ, hoại tử. Hệ quả là xương bắt đầu yếu đi, chết mòn và gây đau đớn.

ONJ đã xảy ra ở những bệnh nhân bị nhiễm virus herpes zoster, người đang xạ trị vùng đầu và cổ (hoại tử xương bằng bức xạ), viêm tủy xương (nhiễm trùng xương) và ở những người dùng liệu pháp steroid mạn tính.

Hoại tử xương hàm, cơ mặt còn liên quan người uống thuốc chống dị ứng chứa bisphosphonates như alendronate (Fosamax), risedronate (Actonel và Atelvia), ibandronate (Boniva), axit zoledronic (Reclast) và denosumab (Prolia).

Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra mà không có bất kỳ yếu tố rủi ro xác định nào.

hoai tu co mat hau Covid-19 anh 1

Hoại tử xương hàm có thể xảy ra sau khi nhổ răng. Ảnh: iStock.

Các triệu chứng của ONJ có thể từ rất nhẹ đến nặng. Dấu hiệu của bệnh tương tự tình trạng vùng xương lộ ra trong miệng, gây đau răng, sưng hàm. Ở trường hợp nghiêm trọng, bệnh gây loét niêm mạc miệng, nhiễm trùng trong xương hàm, hoại tử vùng cơ mặt nặng và dẫn tới những đau đớn thường trực, ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh. Đặc biệt, bệnh nhân có thể bị gãy xương hàm, gây biến dạng khuôn mặt.

Các tài liệu chuyên khoa khuyến cáo vệ sinh răng miệng thường xuyên là cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị hoại tử xương hàm, cơ mặt. Nếu dùng các loại thuốc như alendronate (Fosamax), risedronate (Actonel và Atelvia), ibandronate (Boniva), zoledronic acid (Reclast) hoặc denosumab (Prolia), người bệnh nên báo với bác sĩ khi nhổ răng hoặc điều trị nha khoa.

Ngày 14/6, trên tạp chí BMC Infectious Diseases nhóm chuyên gia tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Fayoum, Ai Cập, từng công bố phát hiện về chứng hoại tử xương hàm. Họ nghiên cứu 12 trường hợp gặp phải tình trạng hoại tử xương hàm trên tự phát sau khi mắc Covid-19.

Đây là loạt trường hợp đầu tiên báo cáo bị hoại tử cơ mặt, xương hàm trên ở những người khỏi Covid-19. Họ gặp phải vấn đề này từ tháng 1 đến tháng 8/2021.

hoai tu co mat hau Covid-19 anh 2

Các chuyên gia tại Ai Cập cho rằng có tỷ lệ tăng đáng báo động số người bị hoại tử xương hàm hậu Covid-19. Ảnh: Freepik.

Nhóm chuyên gia lý giải có nhiều yếu tố góp phần gây nên tình trạng hoại tử xương hàm cơ mặt ở những trường hợp này. Trong đó, chủ yếu là do virus gây giảm điều hòa ACE-2, kích thích viêm, tăng cytokine và rối loạn điều hòa miễn dịch, huyết khối tĩnh mạch, tăng đông máu.

Ngoài ra, các loại thuốc bệnh nhân Covid-19 được sử dụng như corticosteroid, Tocilizumab kháng thể đơn dòng có thể khiến tình trạng hoại tử diễn ra nhanh hơn. Yếu tố thứ ba là các bệnh đồng nhiễm, có thể là nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn hoặc nấm. Yếu tố thứ tư là bệnh nền đi kèm, đặc biệt là tiểu đường, gây suy giảm hệ miễn dịch tại vùng răng hàm mặt và cơ thể mạnh hơn.

Tuy nhiên, không có bất kỳ số liệu nào thống kê trước và sau đại dịch để kết luận hoại tử cơ mặt có tăng lên do Covid-19 hay không. Ngoài ra, nghiên cứu có số mẫu ít cũng là hạn chế của công bố này.

Những điều này đặt ra câu hỏi. Đó là phải chăng tình trạng hoại tử xương hàm, cơ mặt đã tồn tại từ trước đó và việc nhiễm thêm nCoV đã thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Cảnh báo nhiều trẻ em mắc đậu mùa khỉ

Tại một số nước, tình trạng trẻ em và những người không quan hệ tình dục mắc đậu mùa khỉ đang gia tăng. Điều này khiến các chuyên gia lo lắng dịch có thể bùng phát mạnh hơn nữa.

Người đầu tiên ở Hàn Quốc tử vong vì say nắng trong năm

Nạn nhân bị buồn nôn, ngã gục sau thời gian dài làm việc dưới trời nắng. Tuy được đưa đi cấp cứu, bệnh nhân không qua khỏi.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm