Biến chủng virus mới nào dưới đây chưa xuất hiện tại Việt Nam?
Chỉ riêng đợt bùng phát Covid-19 từ ngày 27/1 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận những bệnh nhân nhiễm biến chủng virus mới từ Anh (B117), Nam Phi (B1351) và Rwanda, châu Phi (A.23.1). Trong đó, chủng B117 chiếm số lượng nhiều nhất trong các bệnh nhân Covid-19 của đợt này. P.1 là biến chủng từ Brazil, được cho là có thể kháng vaccine. Việt Nam chưa ghi nhận bệnh nhân Covid-19 nhiễm chủng này. Ảnh: Duy Hiệu. |
Triệu chứng phổ biến nhất của những bệnh nhân trong đợt bùng phát mới tại Việt Nam là?
Theo số liệu từ Cục Y tế Dự phòng, đánh giá trên 240 bệnh nhân mắc Covid-19 của đợt dịch bùng phát mới, sốt là dấu hiệu phổ biến nhất với 28,31%. Tiếp đến là ho, mệt mỏi, đau người, rát họng, khó thở/tức ngực... Ảnh: Thạch Thảo. |
Triệu chứng nào các bệnh nhân Covid-19 trong đợt bùng phát mới ít gặp phải nhất?
Số liệu từ Cục Y tế Dự phòng cho thấy rất ít bệnh nhân Covid-19 trong đợt bùng phát từ ngày 27/1 có triệu chứng sổ mũi (1,7%). Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đánh giá triệu chứng sổ mũi chiếm tỷ lệ nhỏ nên chúng ta cần có sự phân biệt nó với người nhiễm nCoV và bệnh lý đường hô hấp thông thường khác. Ảnh: Việt Linh. |
Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi miêu tả về chùm ca bệnh tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM?
Các chuyên gia cho biết nhóm bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất có thể là nguồn bùng phát dịch tại TP.HCM trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, nguồn lây của biến chủng này chưa rõ ràng. Đánh giá ban đầu về chùm ca bệnh liên quan đến sân bay Tân Sơn Nhất, HCDC nhận định có 2 đặc điểm: Một là đa số bệnh nhân không triệu chứng hoặc biểu hiện rất nhẹ. Hai là nhiều trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 rất nhanh sau một thời gian ngắn được cách ly điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Duy Hiệu. |
Thời gian khởi phát triệu chứng sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 là bao nhiêu ngày?
Theo Mayo Clinic, các triệu chứng nhiễm nCoV thường khởi phát từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn lây. Ảnh: Freepik. |
Phương pháp giúp ngành y tế Việt Nam nhanh chóng sàng lọc người mắc Covid-19 khi số ca nghi ngờ lớn là?
Xét nghiệm gộp là phương pháp vừa được áp dụng tại khu vực tiềm tàng nhiều nguy cơ với lượng người đến rất đông. Bằng phương pháp xét nghiệm mẫu gộp, ngành y tế sẽ phân loại được khu vực nguy cơ. Khi tất cả mẫu thử cho kết quả âm tính, các địa điểm sẽ được gỡ phong tỏa, đảm bảo cuộc sống của người dân diễn ra bình thường. Ảnh: Đức Anh. |
Bao nhiêu thành phố tại Việt Nam đã sử dụng phương pháp xét nghiệm gộp?
Đà Nẵng là địa phương đầu tiên áp dụng chiến lược này, gần đây là TP.HCM. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chuyên gia điều trị bệnh truyền nhiễm và dịch tễ tại TP.HCM, chia sẻ: "TP.HCM và Đà Nẵng là hai minh chứng dễ thấy nhất cho hiệu quả của chiến lược xét nghiệm Covid-19 diện rộng trong cộng đồng". Ảnh: Duy Hiệu. |
Tính từ ngày 27/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 791 người mắc Covid-19 trong cộng đồng tại 13 tỉnh, thành. Trong đó, qua kết quả giải trình tự gene, các bệnh nhân ở nước ta đã mắc nhiều biến chủng như B117 (Anh) và A.23.1 từ Rwanda. Bên cạnh đó, một chuyên gia từ Nam Phi nhập cảnh vào Việt Nam nhiễm biến chủng B1351 (Nam Phi).
Để phòng bệnh, chúng ta cần tuân thủ quy định 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế) của Bộ Y tế.
Tuyến bài "Tư vấn phòng Covid-19 chủng virus mới" sẽ cung cấp nghiên cứu mới của các nhà khoa học trên thế giới và thông tin từ chuyên gia, bác sĩ trong nước để giúp người dân có biện pháp phòng bệnh an toàn.