Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triệu chứng và cách phòng ngừa nhiễm trùng dạ dày

Cúm dạ dày cho norovirus gây ra hiện chưa có thuốc điều trị. Chất khử trùng tay cũng không giúp con người ngăn chặn việc lây nhiễm.

Triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng dạ dày là nôn mửa và tiêu chảy. Ảnh: AdobaStock.

Theo Insider, dữ liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy từ 1/8/2022 đến 8/1/2023, nước này ghi nhận 225 đợt bùng phát cúm dạ dày (viêm dạ dày ruột virus). Con số này tăng so với cùng kỳ năm trước (172 đợt).

Kate Grusich, phát ngôn viên của CDC cho chương trình NoroSTAT theo dõi sự lây lan của cúm dạ dày, cho hay: "Các đợt bùng phát norovirus ghi nhận từ cả sở y tế công và phòng thí nghiệm lâm sàng đều gia tăng nhưng vẫn nằm trong phạm vi dự kiến ​​cho thời điểm này của năm”.

Theo CDC, mỗi năm, Mỹ có từ 19 đến 21 triệu trường hợp nôn mửa, tiêu chảy do norovirus gây ra. Khoảng 900 người chết vì virus này, chủ yếu là những người từ 65 tuổi trở lên.

Theo Vox, không dấu hiệu nào cho thấy một biến thể mới đang lan rộng. Chủng chiếm ưu thế được CDC theo dõi trong các đợt bùng phát là biến thể Sydney đã tồn tại trong nhiều năm.

Chất khử trùng tay không ngăn được sự lây lan của norovirus

Theo CDC, norovirus, còn được gọi là cúm dạ dày, lây lan rất dễ dàng, chỉ cần những hạt nhỏ của virus cũng có thể lây nhiễm sang người.

Điều này xảy ra khi ai đó vô tình ăn phải các hạt chất nôn hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Ví dụ, các trường hợp lây nhiễm có thể là khi ai đó ăn thức ăn do người bị nhiễm bệnh xử lý hay chạm vào bề mặt bị nhiễm bệnh rồi cho tay vào miệng hoặc nếu đồ vật bị nhiễm norovirus được đặt trên bề mặt, làm ô nhiễm bề mặt đó.

CDC lưu ý chất khử trùng tay không có tác dụng chống lại norovirus và không nên được sử dụng thay thế cho việc rửa tay.

Để ngăn chặn sự lây lan của norovirus, CDC khuyến nghị người dân rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã, cũng như trước khi ăn hay cầm thức ăn, cho trẻ uống thuốc.

CDC cho biết khi nói đến việc làm sạch, dung dịch thuốc tẩy clo có nồng độ từ 75 đến 375 ml thuốc tẩy gia dụng cho mỗi 3,8 lít nước sẽ có tác dụng chống lại norovirus.

cum da day anh 1

Cúm dạ dày chưa có thuốc điều trị. Người bệnh cần bổ sung chất lỏng để giảm bớt sự khó chịu do mất nước. Ảnh: Maskot.

Nôn mửa và tiêu chảy là triệu chứng của norovirus

Theo CDC, các triệu chứng phổ biến nhất của norovirus là tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn và đau dạ dày. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể.

Bệnh nhân thường có các triệu chứng trong vòng từ 12 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus. Triệu chứng này sẽ kéo dài 1-3 ngày.

Tiêu chảy và nôn mửa đều có thể gây mất nước, dẫn đến các triệu chứng khác như đi tiểu ít, khô miệng, chóng mặt. Trong trường hợp trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ nhiễm norovirus, trẻ có thể khóc ít nước mắt nếu bị mất nước. Do đó, điều quan trọng là cho người bệnh uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe.

Hiện tại, giới khoa học chưa có thuốc điều trị norovirus. Do đó, CDC và CDC khuyến nghị bệnh nhân bổ sung chất lỏng để tránh mất nước khi mắc bệnh.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Nguyên tắc dọn dẹp nhà cửa sau khi khỏi ốm

Khi ai đó trong gia đình bạn bị ốm, dù là cảm lạnh hay cúm, điều quan trọng là phải bảo vệ thành viên khác khỏe mạnh bằng cách dọn dẹp nhà cửa để loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh.

Nguyên Lê

Bạn có thể quan tâm