![]() |
Câu 1. Tiến sĩ giấy ra đời từ trò chơi trong dịp lễ nào của người Việt?
Theo sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, tiến sĩ giấy ra đời từ trò chơi trong dịp Tết Trung thu của trẻ em ở nước ta. Dịp này, mâm cổ Trung thu thường có ông tiến sĩ giấy. Ý muốn con em sau này học giỏi, đỗ tiến sĩ.
|
![]() |
Câu 2. Ai là tác giả của bài thơ Tiến sĩ giấy nổi tiếng?
Tiến sĩ giấy là bài thơ rất nổi tiếng của Nguyễn Khuyến phê phán xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát. Vào giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến, triều đình đã bán chức cho sinh đồ để lấy tiền.
|
![]() |
Câu 3. Triều đại phong kiến nào cho nho sinh tự bỏ tiền mua học vị?
Năm 1750, thời Lê Trung Hưng, quyền hành đã rơi vào tay chúa Trịnh, nhà Lê chỉ còn hư danh. Năm 1750, những người dự thi Hương chỉ cần nộp 3 quan tiền là được cho đỗ.
|
![]() |
Câu 4. Tại kỳ thi năm 1750, người nộp 3 quan tiền sẽ được cho đỗ danh hiệu gì?
Năm 1750, để có tiền tiêu xài, chúa Trịnh Giang ra quy định bất kỳ ai tự đóng 3 quan tiền sẽ cho đỗ Tú Tài. Chính điều này đã gây hỗn loạn cho kỳ thi này khi người đi buôn, nhà hàng thịt, người làm ruộng… cũng làm đơn xin thi. Có đợt, người đi thi quá đông, giày xéo lên nhau làm có người bị chết ở cổng trường thi.
|
Câu 5. "Hạng sinh đồ ba quan… đầy cả thiên hạ. Người trên… lấy tiền mà không ngại, kẻ dưới nộp tiền để được mưu đồ mà không thẹn, làm cho trường thi thành chỗ buôn bán” là lời nhận xét của ai về giáo dục thời chúa Trịnh Giang?
Đó là lời của nhà sử học Phan Huy Chú nói về nền giáo dục suy đồi dưới thời Lê - Trịnh: "Những người có thực tài, mười người thi không đậu một. Hạng sinh đồ ba quan… đầy cả thiên hạ. Người trên… lấy tiền mà không ngại, kẻ dưới nộp tiền để được mưu đồ mà không thẹn, làm cho trường thi thành chỗ buôn bán”.
|
![]() |
Câu 6. Vua nào đã xóa hết kết quả thi cử của “sinh đồ 3 quan”?
Dưới thời trị vì của mình, để tìm ra được người thực tài giúp nước, vua Quang Trung bỏ hết hạng tú tài 3 quan. Tất cả người đỗ tú tài thời Lê - Trịnh phải đi thi lại, ai thi đỗ mới được công nhận.
|
![]() |
Câu 7. Dưới thời Tây Sơn, bài thi của thí sinh được trình bày bằng loại chữ gì?
Thời Quang Trung, chữ Nôm được công nhận là văn tự chính thức. Tuy nhiên, lúc này vẫn còn nhiều nho sinh không biết chữ Nôm, do đó trong bài thi và văn bản hành chính, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm đều được sử dụng.
|
Câu 8. Dưới thời Quang Trung, trường học được mở rộng đến đơn vị hành chính cấp nào?
Quang Trung - Nguyên Huệ là vị vua rất coi trọng giáo dục. Dưới thời trị vì của ông, hệ thống trường học được mở rộng đến tận cấp làng xã.
|