Trò chơi cân não và xe của James Bond ở bảo tàng gián điệp Mỹ
Chủ nhật, 30/7/2017 19:05 (GMT+7)
19:05 30/7/2017
Du khách đến bảo tàng có thể khám phá những món đồ được chế tạo dành riêng cho điệp viên và tham gia các trò chơi tương tác thử thách khả năng suy luận.
Với diện tích hơn 1.850 m2, bảo tàng Điệp viên Quốc tế ở Washington D.C. (Mỹ) hé lộ cho du khách những lát cắt trong lịch sử đầy hấp dẫn và bí mật của các điệp viên. Ảnh: Smithgroupjjr.
Bảo tàng có bộ sưu tập hiện vật về gián điệp lớn nhất thế giới. Đồng thời, nơi này còn cho du khách cơ hội trải nghiệm cảm giác làm nhiệm vụ bí mật như một điệp viên thực thụ. Ảnh: Smithgroupjjr.
Khi vào cửa, du khách sẽ có ba phút để ghi nhớ một câu chuyện trước khi đến sân khấu bên trong. Các gian tương tác được bố trí khắp bảo tàng sẽ kiểm tra thông tin bạn ghi nhớ. Ảnh: Washington.
Bảo tàng có một khu vực mô phỏng kho bí mật, được đặt tên là “Trường học điệp viên”. Nơi này có nhiều trò chơi tương tác, phim tài liệu, cùng hơn 200 công cụ được các gián điệp sử dụng. Ảnh: Smithgroupjjr.
Du khách sẽ thấy máy ảnh cúc áo, giày có bộ phát radio trong gót, chiếc ô Bulgaria của KGB và súng lục dạng son môi. Ảnh: Spymuseum.
Bạn có thể thử leo lên các ống thông hơi để thực tập cách nghe lén người bên dưới trò chuyện. Ảnh: Starspangledsummer.
Điểm nhất của căn phòng là chiếc Aston Martin DB5 với biển số JB007 - chiếc xe huyền thoại của James Bond trong phim “Goldfinger” năm 1964. Xe được trang bị nhiều công nghệ ấn tượng, như kính chắn đạn và ghế có thể phóng ra. Ảnh: RueBaRue.
Khu vực trưng bày về những nhân vật phản diện trong loạt phim Bond được dặt ở tầng hầm. Ảnh: RueBaRue.
Du khách sẽ có cơ hội khám phá những đạo cụ và thông tin về các tay trùm tội phạm, trong đó có bể cá mập giả tưởng lấy cảm hứng từ hang ổ dưới nước trong tập phim năm 1977. Ảnh: Julie Falatko.
Hiện vật cổ nhất của bảo tàng là bức thư bằng mực tàng hình của George Washington - người được cho là đã lập ra mạng lưới gián điệp đầu tiên ở Mỹ. Ảnh: Spymuseum.
Một con bồ câu nhồi bông với máy ảnh siêu nhỏ được sử dụng trong Thế chiến I. Ảnh: Peripheryarts.
Nhiều hiện vật được trưng bày thu hút sự tò mò của du khách. Ảnh: Expedia.
Một số công cụ do thám. Ảnh: Expedia.
Bảo tàng còn có một căn phòng dành cho ninja - một kiểu điệp viên thời xưa của Nhật Bản.
Những du khách muốn trải nghiệm cảm giác trở thành một điệp viên có thể đăng ký tour Operation Spy hoặc Spy in the City. Ảnh: Washington.
Operation Spy dành cho độ tuổi từ 12 trở lên, trong đó du khách sẽ trải qua nhiều hoạt động trong các khu vực mô phỏng tình huống, đồng thời phải đương đầu với nhiều thử thách về thể lực và trí tuệ. Ảnh: Escape Authority.
Trong Spy in the City, du khách được trang bị GPS, cùng các manh mối, mật mã... để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bạn sẽ có cơ hội khám phá thế giới của những điệp viên, cũng như lịch sử và bí mật của các địa danh nổi tiếng dọc đường đi. Ảnh: Gettyimages.
Bảo tàng mở cửa hàng ngày, từ 9-19h. Giá vé cho người lớn là 22 USD và cho trẻ em là 15 USD. Khách mua vé có thể ra vào bảo tàng không giới hạn lần trong ngày, miễn là họ nhớ câu chuyện cải trang của mình. Ảnh: RueBaRue.
Sau thời kỳ phát triển nhờ dầu mỏ, Dubai hướng đến xây dựng mình trở thành một trung tâm giải trí và điểm đến toàn cầu. Du khách sẽ khám phá nhiều điều bất ngờ về thành phố này.
Hiếm có nền văn minh nào bí ẩn và hấp dẫn hơn Ai Cập cổ đại. Nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp dù các nhà nghiên cứu đã nỗ lực hàng năm trời tìm kiếm.
Triển lãm bộ sưu tập của nhãn đồng hồ huyền thoại Patek Philippe sẽ diễn ra ở New York (Mỹ) đến hết 23/7. Đây là sự kiện văn hóa ấn tượng đem lại cho du khách trải nghiệm khó quên.