Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trò lố của TikToker tại địa điểm biểu tượng ở New York

Nhiều cư dân tới Công viên quảng trường Washington để thư giãn rất sợ đụng phải các ngôi sao mạng vì họ chỉ muốn làm phiền người khác.

Hàng loạt người sáng tạo nội dung đổ xô đến Công viên quảng trường Washington quay video khiến nhiều cư dân cảm thấy bị làm phiền. Ảnh: Matt Grubb/The New York Times.

Những người tạo nội dung thuộc thế hệ Z (sinh năm 1997-2012) và Millennial (sinh năm 1981-1996) đang “xâm chiếm” Công viên quảng trường Washington với micro và đội ngũ quay video. Mục đích của họ là tìm kiếm khoảnh khắc viral trên mạng xã hội xung quanh đài phun nước mang tính biểu tượng.

Công viên công cộng này rộng 39.500 m2, nằm trong khu phố Greenwich Village của Lower Manhattan, thành phố New York, Mỹ.

“Nơi đây từng nổi tiếng là không có gì đặc biệt và tôi rất thích nó. Nhưng giờ đây, mọi thứ trở nên lộn xộn một cách khó chịu. TikToker đổ xô về đây để quay phim”, Julia Martin (22 tuổi) nói với The New York Post.

Dù mưa hay nắng, các TikToker thèm khát lượt view đều đảo qua đảo lại quanh công viên để “bắt” người lạ ngẫu nhiên trả lời phỏng vấn với chủ đề gây sốc. Đây là kiểu sáng tạo nội dung đang trở nên phổ biến ở New York.

Các ngôi sao mạng như Davis Burleson, thường đùa cợt người lạ bằng những câu hỏi cố ý gây khó chịu trong chương trình “What's Poppin? với Davis!” của mình, và Sydney Street, chuyên làm nội dung về ghép đôi, là một số ít nhân vật thành công khi tận dụng công viên ở Greenwich Village làm bước đệm nổi tiếng.

Giờ đây, làn sóng người trẻ muốn nổi tiếng đang học theo cách tương tự. Họ tới công viên, chặn mọi người lại và hỏi những câu đố vui về văn hóa, lịch sử hoặc trải nghiệm ác mộng khi hẹn hò hay quần áo.

Những cư dân chỉ muốn đi dã ngoại hoặc đi dạo mà không bị làm phiền thường cảm thấy may mắn. Bởi lẽ, vào bất kỳ ngày nào, họ có thể phải đối mặt với TikToker như @mayaacra, nổi tiếng với việc phỏng vấn người lạ về các mối quan hệ giả định, hoặc @nycommute, thu hút hàng nghìn người theo dõi sau chuỗi video hỏi ngẫu nhiên cư dân New York rằng họ phải trả bao nhiêu tiền thuê nhà.

Một số thậm chí tìm thấy vận may để nổi tiếng trên mạng bằng cách đưa tiền cho người lạ, hỏi xem họ muốn giữ lại hay nhân đôi số tiền và chuyển cho người tiếp theo.

TikToker pha hoai anh 1

Không ít cư dân New York thất vọng vì không gian công cộng bị TikToker xâm chiếm. Ảnh: Stefan Jeremiah/The New York Post.

“Tôi chọn quay video ở đây chỉ vì quá bận. Nơi này có rất nhiều người tập trung, đủ mọi thành phần, lứa tuổi”, Karim Jovian, người xây kênh bằng cách hỏi ngẫu nhiên người lạ về các vấn đề xã hội, cho biết.

“Đó chỉ là nơi lý tưởng để phỏng vấn vì dễ tìm kiếm đối tượng”, Frank Legend, bạn của Jovian, nói thêm.

Tuy nhiên, những cư dân địa phương yêu thích cảm giác thư giãn như Martin cho rằng sự hiện diện của các TikToker mang đến phiên bản “tồi tệ nhất” của công viên.

“Đây vốn là nơi mọi người đến để vui chơi. Có cảm giác như không gian cộng đồng này đang bị lợi dụng để kiếm lượt thích và tiền cho người sáng tạo nội dung”, cô nói.

Alex Loucks (24 tuổi), cư dân quận Brooklyn, cho rằng thật “điên rồ” khi Công viên quảng trường Washington thay đổi nhiều như vậy kể từ khi cô tốt nghiệp Đại học New York vào năm 2020.

“Bây giờ dường như ai cũng kéo đến đây làm nội dung. Đó là trung tâm cho mạng xã hội”, cô chia sẻ.

Loucks thú nhận lượng người dùng TikTok đổ vào công viên quá đông khiến cô và bạn bè cảnh giác hơn khi bị tiếp cận vì sợ bị ghi hình.

“Có rất nhiều người tiến đến xin phỏng vấn. Tôi không bận tâm, chỉ là quá nhiều thôi. Tôi chỉ ở đây để sưởi nắng, thư giãn và đi chơi với bạn bè”, cô nói.

TikToker pha hoai anh 2

Nhiều người đến công viên thư giãn sợ bị TikToker cản đường và hỏi đủ thứ kỳ quặc. Ảnh: Stefan Jeremiah/The New York Post

Laura Marques de Silva, sinh viên mới tốt nghiệp Đại học New York thường lui tới công viên, nói: “Không gian đông đúc hơn rất nhiều, đặc biệt là xung quanh khu vực đài phun nước. Nơi này giống như cơn ác mộng”.

Cư dân 22 tuổi của East Village thừa nhận cô thỉnh thoảng sợ hãi khi đi bộ nếu các ngôi sao mạng cố gắng cản đường mình.

“Giờ đây, mỗi khi ai đó tiếp cận bạn, họ sẽ chỉ mời trả lời phỏng vấn để đăng lên TikTok thay vì hỏi đường. Khi ai đó tiến gần đến trước mặt, tôi nghĩ ai cũng tự hỏi: ‘Không biết người này có định yêu cầu mình làm gì đó để quay clip TikTok không?’”, Jordan Kleinschmidt (24 tuổi), đến công viên tắm nắng, nói.

Người dân Bali chán ngấy các KOL

Cư dân địa phương cho biết họ phát chán với việc khách du lịch quay sang bòn tiền từ những người mới đến muốn trở thành HLV cuộc sống và nhân vật có ảnh hưởng trên mạng.

Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước

Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Nói với Zing, Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm