Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trò lừa 'giống phim hài Châu Tinh Trì' gây bức xúc ở Trung Quốc

Vụ lừa đảo đáng ngờ, về một thủy cung không có thật, với nạn nhân là các phụ huynh có con nhỏ, đang gây bức xúc ở Trung Quốc, theo SCMP.

Một phụ nữ sinh sống ở thành phố Ngân Xuyên (Ninh Hạ, Trung Quốc) cho hay ban đầu cô nhận được một đường link liên kết, thông qua ứng dụng WeChat, với nội dung giới thiệu về một thủy cung mới được khai trương tại địa phương.

Đi kèm theo đó là lời quảng cáo nếu người dùng mời những người khác cùng "like" thông tin về thủy cung, họ sẽ nhận được vé tham quan miễn phí. Người phụ nữ đã làm theo và thu thập đủ số lượt thích cần thiết để đổi quà.

lua dao cha me anh 1

Khách tham quan phát hiện ra “khu vườn đại dương” mà họ được hứa hẹn thực chất là những bể chứa cá con. Ảnh: SCMP.

Tuy nhiên, khi dẫn con nhỏ đến địa điểm được quảng cáo, người mẹ lại nhận được thông báo người lớn được vào cửa tự do, còn trẻ em đi kèm phải trả 25 nhân dân tệ (3,6 USD).

Ngoài ra, cái gọi là "thủy cung" thực chất là một phòng có diện tích khiêm tốn, trang trí sơ sài và các loại cá, tôm được trưng bày trong những bể cá nhỏ, đơn giản.

Tuy khu trưng bày không có gì đặc biệt, căn phòng vẫn chật ních người, chủ yếu là các gia đình có con nhỏ. Người phụ nữ cho biết thêm nhiều bậc cha mẹ ở địa phương cũng nhận được tin nhắn tương tự và tin theo.

Sau khi dẫn con đi tham quan "thủy cung", tất cả đều thấy tức giận vì biết rằng mình bị lừa.

lua dao cha me anh 2

Vụ lừa đảo nhắm vào các phụ huynh ở Ninh Hạ khiến cộng đồng mạng vừa bức xúc vừa thấy buồn cười bởi phương thức lừa đảo. Ảnh minh họa: May Tse.

"Tôi thất vọng và không thể không phẫn nộ. Đây không khác gì hành vi lừa đảo người tiêu dùng", người mẹ kể lại trải nghiệm trên nền tảng video Douyin. Video thu hút hơn 19.000 bình luận trong vài ngày, khi người đọc vừa ngạc nhiên vừa chế giễu những kẻ đã nghĩ ra kịch bản của trò lừa này.

"Đây không phải thủy cung, nó giống chợ hải sản hơn", một người dùng bình luận. Một tài khoản nói rằng chiêu lừa đảo này "giống như một phân cảnh trong phim hài của Châu Tinh Trì".

Những người khác nói đùa rằng việc mở một khu trưng bày “hải dương học” ở một vùng nội địa, không giáp biển như Ninh Hạ giống như mở một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết trên hòn đảo nhiệt đới Hải Nam.

Trên mạng xã hội Weibo, một người dùng nam giới kể lại trải nghiệm mình từng bị lừa tương tự. Người này được hứa hẹn rằng có thể đến xem chim cánh cụt ở chợ. Tuy nhiên, khi đến nơi, những gì anh nhìn thấy là phiên bản đồ chơi của con vật.

Vụ cha kiện con gái gây chia rẽ ở Trung Quốc

Theo người cha, con gái đã bỏ mặc, không chịu chăm sóc khi ông gặp tai nạn. Còn về phía người con, cô nói mình đang còn đi học và không thể đáp ứng số tiền cấp dưỡng cha yêu cầu.

Bài hát lớn lên cùng con

Cuốn sách là ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác. Có thể kể đến những cái tên như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; bài Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt; bài Chúng em là học sinh lớp Một quen thuộc, được hát ở bao trường tiểu học. Ngoài ra, những bài như Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm