Chiều tối 14/9, trước khi bão số 10 (Doksuri) đổ bộ, người dân miền Trung phải chạy đua với thời gian, tất bật gia cố mái nhà ứng phó với bão. |
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo bão số 10 sẽ đổ bộ vào vùng biển Hà Tĩnh - Quảng Bình. Cơn bão càng vào gần bờ càng mạnh. |
Người dân thành phố Vinh sử dụng các bao cát để chống tốc mái khi bão xảy ra. Theo ghi nhận của phóng viên Zing.vn, chiều 14/9, nơi đây vừa đón một cơn mưa khá to, báo hiệu bão đang ngày càng tiến gần vào đất liền. |
Cơn mưa to gây ngập nhẹ một số tuyến đường, trong đó có tuyến đường chính xuyên qua thành phố. |
Các biển quảng cáo được tháo dỡ, tránh gây các tổn thất về người và tài sản. |
Theo dự báo, cấp độ gió mạnh nhất vùng tâm bão ở vùng biển Hà Tĩnh - Quảng Bình đạt cấp 13, giật cấp 15. |
Vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình (bao gồm đảo Hòn Ngư), khu vực phía Nam vịnh Bắc Bộ từ đêm 14/9 có gió mạnh dần lên cấp 6-7, gần sáng và ngày mai tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, giật cấp 15; biển động dữ dội. |
Ngập úng xuất hiện tại một số tuyến đường, khiến các phương tiện di chuyển khó khăn. Sáng nay, chủ trì hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các địa phương chủ động triển khai các phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt đi lại qua vùng tâm bão. |
Cây xăng trên đường Minh Khai, thành phố Vinh được chằng chống cẩn thận, sẵn sàng đối phó với bão số 10. |
Người dân đi mua xăng dự trữ, sẵn sàng ứng phó trong trường hợp mất điện. |
Cây xanh ở trục đường trung tâm thành phố Vinh được chằng chéo cẩn thận. |
Trong chiều 14/9, chính quyền huyện Nghi Xuân và xã Xuân Giang (Hà Tĩnh) khẩn trương giúp người dân sống ở vùng ốc đảo Hồng Lam (xã Xuân Giang) di dời người và tài sản vào nơi an toàn, tránh trú cơn bão số 10. |
Ốc đảo Hồng Lam nằm giữa dòng sông Lam với 128 hộ dân, hơn 500 nhân khẩu. Đây là vùng dễ bị tổn thương khi có bão lũ xảy ra. |