Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Những trường hợp bị truất quyền thừa kế

Luật sư cho biết người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng tài sản của người nhận thừa kế nếu người đó không hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Tôi đã lập di chúc chia đều tài sản cho 4 người con từ năm 2020. Nhưng đến nay, một trong số những người con của tôi không hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, thậm chí có hành vi xúc phạm danh dự đối với bậc sinh thành.

Trường hợp này, tôi có thể huỷ thừa kế tài sản cho con được không và phải làm như thế nào?

Độc giả P.H.L. (Hà Nội)

Luật sư Bùi Thị Lương - Hãng Luật Hưng Yên (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

Di chúc chỉ có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm mà người có tài sản để lại di chúc bị chết), theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015. Vì vậy trong trường hợp này, người lập di chúc hoàn toàn có quyền hủy bỏ di chúc đã lập về việc chia tài sản cho các con bất cứ khi nào nếu muốn.

Về thủ tục sửa đổi, dựa vào Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Đối với một tài sản có nhiều bản di chúc thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật (Khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015). Vì vậy trong trường hợp này, bản di chúc cũ có thể bị tiêu hủy (xé/bỏ/đốt…) và lập bản di chúc mới theo quy định của pháp luật.

Dựa vào những thông tin ban đầu mà độc giả cung cấp, có thể thấy người hưởng thừa kế đã không hoàn thành những nghĩa vụ cơ bản, thậm chí có hành vi xúc phạm danh dự đối với đấng sinh thành. Những biểu hiện trên có thể được xếp vào diện người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015:

Theo đó, những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Ngoài ra, nếu con cái có những hành vi không phù hợp, họ có thể bị phạt tiền 5-10 triệu đồng về hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình (Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định sẽ phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm đối với người nào trốn tránh, chối bỏ nghĩa vụ cấp dưỡng dù có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà.

2 cuốn sách giúp hiểu rõ hơn về luật hình sự

1. Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đề cập các điều luật về đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

2. 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật Hình sự giúp tìm ra những điểm mấu chốt mang tính bản chất để phân biệt tội danh này với tội danh khác.

Cha nuôi nói về việc con bị hành hạ ở Cà Mau "Trung nhẫn nhịn tới mức độ không phản kháng, chỉ viết vâng, dạ. Tôi xem thấy rất xót ruột, nó chỉ ngồi để người khác hành hạ như thời trung cổ", ông L.T.L. nói.

Nhậu say, nghịch tử đánh cha, xô mẹ tử vong

Sau khi đi nhậu về, Tuấn mâu thuẫn với cha. Mẹ vào can ngăn thì bị con trai xô ngã, tử vong tại bệnh viện.

Khởi tố người tàng trữ kho súng PCP trong nhà

Nguyễn Văn Hiếu bị phát hiện tàng trữ nhiều kiện hàng chứa các chi tiết, cụm chi tiết của súng săn (súng PCP).

Thùy Dung

Bạn có thể quan tâm