Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Trung Quốc có quá ảo tưởng khi nghĩ sẽ vượt Brazil?'

Trước thông tin Trung Quốc mong muốn trở thành cường quốc bóng đá, nhiều độc giả bình luận ước mơ này quá hão huyền và không thể trở thành hiện thực.

Chủ tịch Tập Cận Bình, người lãnh đạo đất nước muốn đưa nên bóng đá nước nhà lên tầm cường quốc. Mục tiêu là đến năm 2050 người Trung Quốc có một đội tuyển quốc gia đủ mạnh để đánh bại Đức, Brazil hay Argentina.

Nhiều người cho rằng Trung Quốc đang lãng phí hàng tỷ đô la của chính phủ và nhà đầu tư cho giấc mơ hão huyền.

‘Chỉ là ảo tưởng’

Không chấp nhận xếp thứ 78 trên bảng xếp hạng của FIFA, Trung Quốc nuôi hy vọng đánh bại Đức, Brazil và Argentina. Bạn đọc Quang Khải cho rằng giấc mơ không đó bao giờ thành hiện thực.

Anh phân tích: “Ngay tại vòng loại World Cup 2018, Syria đã có thể đánh bại Trung Quốc. Nếu có mơ chỉ nên dừng lại ở bóng đá Nhật Bản, Hàn Quốc, không nên ảo tưởng vượt đội quá mạnh như Brazil”.

Tham vong cua Trung Quoc anh 1
Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc muốn đào tạo đội hình với mục tiêu vượt qua Brazil vào năm 2050.

Theo nhận định của người yêu bóng đá, thể chất là một yếu tố quyết định yếu tố thắng, bại của trận đấu. Sự chênh lệch về thể chất giữa các cầu thủ Trung Quốc và Brazil quá lớn. Vượt qua nền bóng đá Brazil là điều hão huyền cho các lứa cầu thủ mới của Trung Hoa.

Thành viên Nguyễn Liêm bày tỏ quan điểm: “Người xem bóng đá lâu sẽ dễ dàng nhận thấy thể chất cầu thủ châu Á luôn yếu hơn các châu lục khác. Nhìn lại trong top bóng đá thế giới, chưa một đội bóng châu Á nào lọt vào. Vì thế, bóng đá Trung Quốc chỉ có thể dừng lại ở giấc mơ vượt Brazil”.

Đồng tình với quan điểm trên, nick name Nguyễn Hùng viết: “Vấn đề cơ bản dễ nhận ra nhất là thể chất cầu thủ. Dù kỹ thuật cao, thể chất yếu cũng khó có thể làm được. Ở Nhật Bản, bóng đá phát triển được như ngày hôm nay là nhờ thế hệ con lai chứ không thuần Á”.

“Thể chất người châu Âu và châu Mỹ dẻo dai, bền bỉ hơn châu Á. Dù Trung Quốc có luyện tập, đầu tư đưa về những ngôi sao như Alex Teixeira, Ramires hay Hulk đi nữa cũng không thể thay đổi cục diện. Nếu Trung Quốc cho rằng mình đang phấn đấu từng ngày thì hãy nhớ rằng Brazil và Đức cũng không dậm chân tại chỗ chờ đợi", bạn đọc Chu Triều Vĩ viết.

Ngoài vấn đề về thể lực, Trung Quốc còn vấp phải một vấn đề nữa đến từ các bậc phụ huynh. Đó có lẽ là thử thách lớn nhất khi nhiều cha mẹ không quá hào hứng với viễn cảnh con mình theo con đường bóng đá chuyên nghiệp.

Cũng không ít bình luận hài hước từ phía độc giả như ý kiến của thành viên Nguyễn Quang: “Giấc mơ đánh bại các siêu cường bóng đá như Đức và Brazil vẫn có thể thực hiện được ở game FIFA. Mọi người đừng quá khắt khe khi đang hiểu nhầm mục đích của họ”.

Tham vong cua Trung Quoc anh 2
Nhiều bậc phụ huynh không muốn con chơi bóng.

‘Dám mơ ước để phát triển’

Bên cạnh nhiều ý kiến nghĩ rằng Trung Quốc ảo tưởng về sự phát triển của bóng đá, nhiều độc giả cũng phân tích, Nhật Bản phát triển từ một nền bóng đá hạng xoàng đi lên. Đội bóng này cũng từng vô địch châu Á 4 lần. Bởi vậy, Trung Quốc hoàn toàn có thể biến giấc mơ là một cường quốc bóng đá trở thành hiện thực.

“Không chịu khuất phục trước Đức và Brazil, Trung Quốc đầu tư mạnh tay cho bóng đá. Theo tôi, mọi cố gắng sẽ đem lại thành công nhất định. Có thể nói, chính phủ Trung Quốc là những người duy nhất trên thế giới đưa yếu tố chính trị sau bóng đá”, bạn Minh Lam bày tỏ sự ngưỡng mộ.

Có cùng suy nghĩ, thành viên Thuy Pham bộc bạch: “Không có gì là hão huyền, dám ước mơ và thực hiện đó mới dũng cảm, đáng trân trọng. Mọi cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng. Không cố gắng bạn mãi tụt hậu so với thời đại”.

Nhiều bình luận khẳng định, với quy mô dân số lớn cùng tiềm lực hiện tại, Trung Quốc chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho tham vọng đưa bóng đá nước nhà lên tầm quốc tế.

“Với một đất nước có nền kinh tế giàu mạnh, đầu tư không phải vấn đề khó khăn. Về nhân lực, Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, tìm kiếm 11 cầu thủ có thể lực tốt không khó. Tôi tin rằng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, bóng đá Trung Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ”, thành viên Tù Trưởng nêu ý kiến.

Đồng tình với quan điểm trên, Độc giả Minh Cường Trịnh bình luận: “Trung Quốc có nhiều tham vọng. Chính tham vọng đó đã biến nước này thành một trong những cường quốc có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Có thể người dân Trung Quốc chưa có nhiều tố chất với bộ môn thể thao vua. Nhưng với quyết tâm xây dựng một nền bóng đá hùng mạnh của Chủ tịch Tập thì không gì là không thể”.

Giấc mơ vượt Brazil của bóng đá Trung Quốc

Bên cạnh giấc mơ kinh tế, người Trung Quốc còn có một giấc mơ khác, đó là đánh bại các siêu cường bóng đá như Đức và Brazil.

Song Song

Bạn có thể quan tâm