Tạm quên đi sự hối hả, tất bật của cuộc sống thường ngày, những hồi ức của tết Trung thu truyền thống dưới đây sẽ giúp mỗi người sống chậm lại, để cảm nhận những giá trị ý nghĩa về ngày lễ cổ truyền của dân tộc.
Trung thu là Tết đoàn viên
Ở Việt Nam, trung thu không chỉ là ngày hội của các em thiếu nhi, mà còn là dịp để cả gia đình tụ họp, sum vầy. Bởi vậy, trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên. Khi đám trẻ theo đoàn múa lân rước đèn khắp phố trở về cũng là lúc cả đại gia đình quây quần bên nhau, thưởng trà, ăn bánh dưới ánh trăng bàng bạc. Đó không chỉ là câu chuyện trung thu của những cụ ông, cụ bà thế hệ trước, mà còn hiện hữu trong ký ức của thế hệ trẻ 8X, 7X. Với thế hệ này, trung thu là lúc những đứa con xa quê mong được trở về bên gia đình, hưởng một mùa Tết đoàn viên đầm ấm.
Trong ký ức của những thế hệ trước, trung thu là dịp gia đình sum vầy phá cỗ, trông trăng. |
Trung thu là được làm đèn lồng, phá cỗ
Với nhiều người, trung thu gắn liền với những đêm háo hức phá cỗ, rước đèn, chơi các trò chơi dân gian mà trẻ em thành thị bây giờ ít được trải nghiệm. Đồ chơi của trẻ vào mỗi dịp trung thu xưa chỉ đơn giản với đèn ông sao, đèn kéo quân hay những chiếc đèn lồng giản dị làm bằng lon sữa bò và mặt nạ mô phỏng các nhân vật hoạt hình... đã có thể tưng bừng đi phá cỗ, rước đèn khắp xóm.
Múa lân, rước đèn là những hoạt động ý nghĩa của trung thu truyền thống. |
Trung thu truyền thống gắn liền với hình ảnh những chiếc đèn lồng đơn sơ, bình dị mà mọi đứa trẻ đều háo hức, chờ đến đêm phá cỗ để được rước đèn đi khắp xóm. Đôi khi, khoảng sân rộng trước nhà là cả một miền ký ức tuổi thơ đẹp đẽ của nhiều người vì đó là nơi cả gia đình tụ họp, phá cỗ trông trăng mỗi dịp trung thu.
Trung thu truyền thống gắn liền với hình ảnh của những chiếc lồng đèn đơn sơ. |
Trung thu là dịp hàn huyên chuyện cũ
Tuy màu sắc trung thu trong ký ức mỗi người mỗi khác, nhưng dường như ai cũng mong muốn trẻ em bây giờ có được tết trung thu đúng nghĩa như họ đã trải qua. Đó là những mùa trung thu với đầy đủ nghi thức truyền thống: cả nhà cùng bày mâm cỗ với chú chó hình tép bưởi, mắt có dán 2 hạt đậu, xung quanh là đủ loại trái cây, bánh nướng, bánh dẻo. Trẻ con chỉ chờ dịp phá cỗ để được người lớn chia bánh, một tay cầm bánh, một tay cầm đèn lồng, ca múa tung tăng. Người lớn thì ngồi thưởng nguyệt, mạn trà, ôn lại chuyện cũ.
Trung thu là dịp để cả gia đình ôn lại kỷ niệm cũ. |
Trung thu là dịp để trẻ con vui chơi và người lớn sống lại những ngày tuổi thơ mà họ đã trải qua. Hào hứng nói về trung thu với những kỷ niệm đẹp đẽ nhất, dù trong ánh mắt nhăn nheo của cụ ông 91 tuổi hay trong đáy mắt tinh anh của cô gái trẻ đôi mươi đều ánh lên thứ ánh sáng lấp lánh, tròn đầy. Tạm gác lại những hối hả, bon chen của cuộc sống, độc giả có thể chia sẻ những hoài niệm của mình về tết đoàn viên truyền thống ngay trên facebook cá nhân kèm hashtag: #kinhdofullmoon2016 #trungthuchobe #giadinh với chương trình chia sẻ cảm xúc về trung thu.
Chương trình chia sẻ cảm xúc về trung thu do nhãn hàng Kinh Đô phát động. Tham gia hoạt động này, độc giả có cơ hội nhận được một trong 400 vé mời (mỗi vé mời tối đa dành cho 4 người) tham dự lễ hội “Trung thu truyền thống - Tròn ước mơ con” do Kinh Đô tổ chức vào ngày 14/9 tại Hà Nội và 15/9 tại TP HCM. Đây là lễ hội Trung Thu lớn nhất từ trước đến nay do Kinh Đô tổ chức với những hoạt động vui chơi dân dã để người trưởng thành có cơ hội nhìn lại tuổi thơ đầy màu sắc đã qua và trẻ em được trải nghiệm cảm giác vui chơi tập thể dần bị lãng quên. Bạn đọc tham khảo thông tin tại đây.